Tổng quan về nợ xấu nhóm 2 và thẻ tín dụng

Nợ xấu nhóm 2 là gì? Có bao nhiêu loại nợ xấu

Nợ xấu không chỉ ảnh hưởng đến điểm tín dụng mà còn gây khó khăn trong việc vay mượn, mở thẻ tín dụng hay thậm chí là vay tiền các tổ chức tín dụng để mua sắm các tài sản lớn như nhà cửa, xe cộ.

Trong số các loại nợ xấu, nợ xấu nhóm 2, hay còn gọi là nợ cần chú ý, là một vấn đề phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ.

Nợ xấu Nhóm 2 là một trong năm nhóm nợ xấu được Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) phân loại dựa trên dữ liệu giao dịch từ các khoản vay tức thời, thẻ tín dụng, hoặc các khoản vay có tài sản đảm bảo.

Còn được gọi là dư nợ cho vay, nhóm nợ này bao gồm các khách hàng có khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày. Khi đó bạn sẽ rơi vào nợ xấu nhóm 2. Đây cũng được gọi là nhiệm vụ cảnh báo, không quá nghiêm trọng nhưng đã vướng vào nợ xấu thì rất khó vay tín dụng,

Nợ xấu được phân thành 5 nhóm chính, bao

Các ưu đãi đặc biệt khi mở thẻ tín dụng tại VIB

Nếu bạn đang muốn mở thẻ tín dụng để nhận được vô vàn ưu đãi và hỗ trợ tối ưu cho nhu cầu tài chính của bạn, VIB là lựa chọn đáng để cân nhắc. Là một trong những ngân hàng hàng đầu Việt Nam, VIB luôn tiên phong trong việc mang đến cho khách hàng những chương trình khuyến mãi và ưu đãi thẻ tín dụng đặc biệt hấp dẫn.

Từ ngày 01/07/2024 đến 09/10/2024 hoàn phí thường niên 01 năm dành cho thẻ đủ điều kiện sau:

Lưu ý: Nếu một khách hàng sở hữu nhiều hơn một thẻ tín dụng đủ điều kiện ưu đãi, VIB sẽ chỉ áp dụng trả thưởng cho tối đa 02 thẻ đủ điều kiện.

Ngoài ra điều kiện ưu đãi dành cho chủ thẻ phụ là:

Lưu ý: Số lượng thẻ phụ được ưu đãi: tối đa 02 Thẻ phụ chủ thẻ chính.

Khi bị nợ xấu nhóm 2 làm thế nào để mở thẻ tín dụng?

Khi bị nợ xấu, để có thể làm thẻ tín dụng tại các ngân hàng, bạn phải trả hết nợ và đợi đến khi nợ được xóa hoàn toàn trên hệ thống CIC. Thông thường, sau 12 tháng khi trả hết nợ, bạn mới được xóa tên hoàn toàn trên hệ thống CIC.

Lúc này bạn có thể được mở thẻ tín dụng tại một số ngân hàng. Tuy nhiên, một số ngân hàng lại đang hạn chế và yêu cầu bạn không có nợ xấu trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ, để làm thẻ tín dụng VIB, ngân hàng Quốc Tế VIB sẽ yêu cầu bạn phải có lịch sử tín dụng tốt, không có nợ xấu trong vòng 2 năm gần nhất.

Theo các chuyên gia tài chính, khi bị nợ xấu các giao dịch với ngân hàng của bạn sẽ gặp khó khăn. Vì thế, bạn cần có giải pháp hạn chế tối đa việc bị dính nợ xấu. Điều đầu tiên bạn cần làm là thanh toán dư nợ tín dụng đúng hạn, hoặc thanh toán số tiền tối thiểu của ngân hàng theo quy định. Việc này vừa giúp bạn không bị ngân hàng báo nợ xấu lên hệ thống CIC vừa giúp bạn tránh việc bị tính lãi suất trên toàn bộ dư nợ tín dụng và phí chậm thanh toán. Bên cạnh đó, việc thanh toán dư nợ tín dụng đúng hạn còn giúp lịch sử tín dụng của bạn luôn ở mức tốt, các giao dịch vay tiền ngân hàng hay mở thẻ tín dụng tiếp theo sẽ được ngân hàng ưu tiên và dễ dàng hơn.

Trên đây là những thông tin về vấn đề “bị nợ nhóm 2 có làm thẻ tín dụng được không?” Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn phần nào về hậu quả của nợ xấu, gây ra tình trạng khó khăn khi đăng ký phát hành thẻ tín dụng và tham gia vay vốn ngân hàng. Đồng thời giúp bạn có cách sử dụng thẻ tín dụng một cách thông minh và hiệu quả hơn để tránh bị ghi danh nợ xấu trên hệ thống CIC.

Khi bị nợ xấu nhóm 2 làm thế nào để mở thẻ tín dụng?

Mặc dù việc mở thẻ tín dụng khi đang có nợ xấu nhóm 2 là khá khó khăn, bạn vẫn có thể thực hiện các bước sau để tăng cơ hội được chấp nhận:

Ngoài ra bạn nên lưu ý một số điều sau để tránh rơi vào nợ xấu nhóm 2, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tín dụng của bạn.

Bị nợ xấu nhóm 2 có làm thẻ tín dụng được không?

Nguyên nhân bạn bị liệt kê vào danh sách nợ xấu nhóm 2 là do thanh toán chậm đến 30 ngày. Trong khi đó, điều kiện để làm thẻ tín dụng là bạn phải có lịch sử tín dụng tốt, không bị ghi danh nợ xấu trên hệ thống CIC. Khi bị nợ xấu, ngân hàng sẽ đánh giá bạn có uy tín thấp, khả năng trả nợ kém. Do đó, theo quy định của hầu hết các ngân hàng hiện nay, khách hàng bị nợ xấu từ nhóm 2 trở lên sẽ không được làm thẻ tín dụng.

Miễn lãi thẻ tín dụng trong 55 ngày

VIB cung cấp chính sách miễn lãi lên đến 55 ngày cho các giao dịch thanh toán bằng thẻ tín dụng. Điều này giúp bạn quản lý chi tiêu hiệu quả hơn và tránh được các khoản lãi suất cao.

Ngoài ra với VIB Financial Free, bạn còn được miễn phí thường niên trọn đời và miễn phí thường niên năm đầu, đồng thời tận hưởng chương trình trả góp 0% lãi suất tại hơn 100 đối tác của VIB.

➜ Đăng ký ngay thẻ VIB Financial Free - Rút tiền không giới hạn đến 100% hạn mức - Hạn mức lên đến 50 triệu đồng - Miễn phí thường niên trọn đời khi thỏa điều kiện chi tiêu : Mở thẻ ngay  tại đây

Bài viết này đã cung cấp thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về nợ xấu nhóm 2. Hy vọng rằng bạn đã biết cách  quản lý chi tiêu hợp lý và sử dụng các sản phẩm tín dụng một cách thông minh để tránh xa nợ xấu.

Bài viết chỉ mang tính tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm mới nhất của VIB, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ trang chủ website vib.com.vn hoặc liên hệ Hotline 1900 2200 (phí 1.000 đ/phút)

Nợ xấu có làm thẻ tín dụng được không?

Khách hàng có nợ xấu sẽ khó khăn trong việc mở thẻ tín dụng, thông thường nợ xấu sẽ không thể mở thẻ tín dụng. Bởi khi mở thẻ tín dụng, các ngân hàng sẽ kiểm tra hồ sơ tín dụng của khách hàng để đánh giá khả năng thanh toán dư nợ và uy tín tín dụng cá nhân.

Về cơ bản, khách hàng đang không có nợ xấu tín dụng và có đủ năng lực tài chính mới có thể mở được thẻ tín dụng. Nếu khách hàng có lịch sử nợ xấu thuộc nhóm nợ 1 và 2 vẫn có thể được xem xét phê duyệt phát hành thẻ tín dụng tùy theo chính sách của từng ngân hàng. Trường hợp khách hàng có lịch sử nợ xấu nhóm 3 - 5 thì thường sẽ không được mở thẻ tín dụng.

Do đó, nếu đang có nợ xấu, khách hàng cần trả hết nợ cũ để thực hiện mở thẻ tín dụng. Đồng thời, lịch sử nợ xấu của khách hàng cần phải được xóa khỏi CIC ít nhất 12 tháng sau khi trả hết nợ và tích lũy lại điểm tín dụng cá nhân để được mở thẻ mới.

Hiện nay, có 5 nhóm nợ tín dụng dựa trên thời gian thanh toán quá hạn và khả năng thu hồi nợ, cụ thể như sau:

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn - Khoản nợ chưa thanh toán trong vòng 10 ngày.Nhóm 2: Nợ cần chú ý - Khoản nợ chưa thanh toán từ 10 đến 90 ngày.Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn - Khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày.Nhóm 4: Nợ có nghi ngờ - Khoản nợ quá hạn từ 180 đến 360 ngày, có nguy cơ mất vốn.Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn - Khoản nợ quá hạn hơn 360 ngày, có khả năng mất vốn cao.

Cách kiểm tra nợ xấu tín dụng trên hệ thống CIC

Khi kiểm tra lịch sử tín dụng trên CIC, khách hàng sẽ biết được điểm tín dụng cá nhân và cấp độ nợ xấu của bản thân để có những giải pháp khắc phục kịp thời sau đó. Khách hàng có 2 cách kiểm tra nợ xấu trên hệ thống tín dụng CIC, đó là kiểm tra thông qua trang web chính thức của CIC và kiểm tra thông qua ứng dụng CIC trên điện thoại. Cụ thể:

Cách kiểm tra các khoản nợ xấu trên website của CIC

Để kiểm tra nợ xấu trên website của CIC, khách hàng cần làm theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập trang web của CIC tại https://cic.org.vn/. Khách hàng cần truy cập đúng trang web chính thức của CIC để đảm bảo bảo mật thông tin cá nhân.

Bước 2: Nhấn chọn đăng ký > Điền đầy đủ thông tin theo biểu mẫu xuất hiện trên màn hình.

Bước 3: Nhập mã OTP nhận được từ số điện thoại đã đăng ký và nhấn Tiếp tục.

Bước 4: Xác minh thông tin qua cuộc gọi của nhân viên.

Bước 5: Khách hàng sẽ được cung cấp thông tin tài khoản bao gồm tên đăng nhập, mật khẩu qua SMS/Email.

Bước 6: Đăng nhập và kiểm tra lịch sử tín dụng trong phần thông tin cá nhân.

Cách kiểm tra nợ xấu trên ứng dụng CIC

Để kiểm tra nợ xấu trên ứng dụng CIC, khách hàng có thể làm theo các bước sau:

Bước 1: Tải và cài đặt ứng dụng CIC có trên CH Play và App Store về điện thoại.

Bước 2: Đăng ký tài khoản theo biểu hướng dẫn.

Bước 3: Đăng nhập vào ứng dụng CIC.

Bước 4: Sử dụng chức năng tra cứu để kiểm tra nợ xấu theo các hướng dẫn.

Bước 5: Nhận kết quả tìm kiếm để biết thông tin về tình trạng nợ xấu của bạn.

Hướng dẫn xóa nợ xấu tín dụng nhanh nhất

Không có một văn bản quy định chính xác nào về cách xóa nợ xấu tín dụng cả. Tuy nhiên, để có thể xóa nợ xấu tín dụng nhanh chóng, mở thẻ tín dụng thành công, khách hàng có thể thực hiện theo hướng dẫn được tham vấn dưới đây:

Tóm lại, sau khi xóa nợ xấu thành công, trong quá trình giao dịch tài chính, khách hàng cần phải đảm bảo tuân thủ đúng và đầy đủ các điều khoản theo quy định của ngân hàng để xây dựng lại uy tín tín dụng cá nhân tốt, phục vụ cho mục đích vay nợ tín dụng, ngân hàng về sau.

Xóa nợ xấu bao lâu có thể làm thẻ tín dụng?

Đối với khách hàng đã từng có lịch sử nợ quá hạn nhóm 1 và 2, sau 12 tháng trả nợ đầy đủ, tên của khách hàng sẽ được xóa hoàn toàn khỏi hệ thống. Sau đó, khách hàng cần 1 - 5 năm tùy theo yêu cầu của ngân hàng để xây dựng lại uy tín tín dụng mới có thể tiếp tục mở thẻ tín dụng.

Thời gian và điều khoản cụ thể xóa nợ xấu khỏi hệ thống CIC phụ thuộc vào chính sách của từng ngân hàng. Muốn biết thời gian cụ thể xóa nợ xấu trong bao lâu, khách hàng nên liên hệ trực tiếp với ngân hàng đang giao dịch để được giải đáp.

Dưới đây là 3 câu hỏi thường gặp về vấn đề xóa nợ xấu thẻ tín dụng mà khách hàng có thể sẽ quan tâm:

1. Nợ xấu FE có làm thẻ tín dụng được không?

Nếu khách hàng đang có nợ xấu FE thì sẽ không thể mở thẻ tín dụng. Trong trường hợp khách hàng có lịch sử nợ xấu thuộc nhóm nợ xấu 1 và 2, nợ xấu FE vẫn có thể làm thẻ tín dụng tùy theo quy định của từng ngân hàng. Còn nếu khách hàng bị nợ xấu từ nhóm 3 trở lên, đa số các ngân hàng sẽ từ chối cấp thẻ tín dụng.

2. Nợ xấu có mở thẻ visa được không?

Khi bị nợ xấu người dùng vẫn có thể mở thẻ Visa Debit và Visa Prepaid bình thường mà không bị ảnh hưởng gì.

Còn đối với thẻ Visa Credit, khách hàng có thể sẽ gặp khó khăn hơn. Cụ thể, theo chính sách của nhiều ngân hàng quy định:

3. Nợ xấu có mở thẻ ATM được không?

Nợ xấu có thể mở thẻ ATM được mà không bị ảnh hưởng gì. Tại Việt Nam, thẻ ATM còn được hiểu là thẻ ghi nợ/thẻ thanh toán, thẻ này được hoạt động theo quy chế nạp tiền để sử dụng nên khách hàng sẽ không bị hạn chế hạn mức từ ngân hàng như thẻ tín dụng.

Từ con số 1.000 tỉ đồng cuối 2011, đến cuối 2012 nợ xấu từ thẻ tín dụng lên đến 2.000 tỉ đồng. Các chuyên gia cho rằng đây là cái giá phải trả cho việc NH phát hành thẻ dễ dãi suốt thời gian qua.

Chạy đua phát hành thẻ, ôm thêm nợ xấu

Chị Yến (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) cho biết mỗi tuần nhận được ít nhất 3-4 cuộc điện thoại mời làm thẻ tín dụng. Sau vài câu hỏi như có đang đi làm, có trả lương qua thẻ không, nhân viên NH mời chị Yến làm thẻ với nhiều ưu đãi hấp dẫn như miễn phí làm thẻ, được hoàn tiền khi chi tiêu, kèm theo vài gói bảo hiểm miễn phí.

Đặc biệt, chỉ cần bản photo hộ khẩu, CMND, hợp đồng lao động và bản sao kê ba tháng lương gần nhất, nhân viên NH sẽ đến tận nơi nhận hồ sơ và làm thủ tục.

“Không biết họ lấy thông tin ở đâu mà biết nơi tôi làm việc, lương tháng thế nào, được cấp thẻ tín dụng của những NH nào mà hết cuộc gọi này đến cuộc gọi khác mời tôi làm thẻ dù tôi đang có đến sáu thẻ. Có nhân viên NH còn tiết lộ biết tôi đang được cấp thẻ tín dụng 80 triệu đồng, nhưng mời tôi làm thẻ của NH họ với hạn mức tlên đến 100 triệu đồng, không cần phải chứng minh thu nhập” - anh Trung (Q.1) kể.

Giám đốc phụ trách bán lẻ một NH cổ phần tại TP.HCM cho biết việc chạy đua phát hành thẻ thời gian qua của các NH là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu thẻ tín dụng gia tăng. Ông này cho biết để gia tăng thị phần, nhiều nơi bỏ tiền mua danh sách khách hàng của những NH khác.

Sau đó dựa trên thông tin này, họ cho nhân viên chào mời cung cấp hạn mức cao hơn, cũng như miễn phí phát hành thẻ để lôi kéo khách hàng mới về mình. Để hoàn thành chỉ tiêu được giao, nhiều nhân viên còn có các mánh khóe để hợp thức hóa hồ sơ. Từ đó dẫn đến tình trạng phát hành thẻ không đúng đối tượng.

Chính NH này từng ôm nợ khi phát hành hàng ngàn thẻ tín dụng cho nhiều tài xế taxi. “Hạn mức mỗi thẻ chỉ có 10 triệu đồng, nhưng nhiều chủ thẻ sau khi nhận được thẻ đã ngay lập tức đi rút toàn bộ số tiền có trong thẻ rồi hủy thẻ và biến mất” - vị giám đốc này nói. Sau sự cố này, NH này đã phải giải tán trung tâm thẻ, điều chuyển nhân sự cũng như đau đầu giải quyết “đống” nợ xấu từ việc phát hành thẻ sai đối tượng.

Trưởng phòng kinh doanh thẻ một NH quốc doanh nói nợ xấu thẻ tín dụng tăng nhanh gần đây còn có nguyên nhân từ khó khăn chung của nền kinh tế, dẫn đến nhiều lao động bị thất nghiệp hoặc bị giảm lương. Từ đó việc trả món nợ từ thẻ tín dụng trở nên quá tầm với họ. Nhưng cũng có trường hợp khi NH cấp thẻ cho người có thu nhập ổn định, thanh toán tiền đầy đủ nhưng sau đó họ đổi chỗ làm rồi nhân cơ hội này “xù” luôn.

Cũng có trường hợp chủ thẻ là người nước ngoài làm việc tại VN, khi chuẩn bị hết thời gian công tác đã chi tiêu thả ga, sau đó về nước, để lại khoản nợ lớn. NH tìm mọi cách liên lạc qua công ty cũ của chủ thẻ, qua email... rốt cuộc cũng nhận được phản hồi từ chủ thẻ, nhưng lúc này chủ thẻ nói chỉ đồng ý thanh toán một phần, sau đó NH phải xóa nợ. Nếu đồng ý sẽ trả, không... thì thôi.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, nhiều NH cho biết giải pháp để xử lý các khoản nợ xấu thẻ tín dụng vô cùng khó khăn, do chủ thẻ đã biến mất khỏi nơi cư trú hoặc hồ sơ ban đầu là giả mạo. “100 trường hợp nợ xấu thì có 50 trường hợp không còn ở địa chỉ đăng ký, 50 trường hợp NH tìm được nhưng chỉ một nửa số này chấp nhận trả” - phó tổng giám đốc phụ trách khối khách hàng cá nhân một NH cổ phần nói.

Theo ông này, giải pháp xử lý với các trường hợp này thời gian qua chủ yếu thông qua thương lượng hoặc nhờ chính quyền địa phương can thiệp.

Nhiều trường hợp đã chấp nhận trả tiền, sau khi NH thương lượng bớt lãi phạt cũng như phân tích thiệt thòi nếu khách hàng vướng vào nợ xấu thẻ tín dụng. Kiện ra tòa chỉ là giải pháp sau cùng vì các khoản nợ xấu từ thẻ tín dụng không lớn, chỉ khoảng vài chục triệu đồng, nên tòa án thường yêu cầu hai bên thương lượng.

Sau khi nợ xấu thẻ tín dụng bùng phát, nhiều NH siết lại quy định về phát hành thẻ. Vietinbank chỉ phát hành thẻ tín dụng nếu khách hàng có tài sản thế chấp và có chi lương qua Vietinbank thay vì phát hành thẻ theo dạng tín chấp, trừ một số trường hợp đặc biệt.

Còn tại Vietcombank, nếu không có nơi cư trú ổn định (KT3 hoặc hộ khẩu), NH không phát hành thẻ hoặc chỉ phát hành thẻ với hạn mức rất thấp. Nhiều NH khác có điều kiện phát hành thẻ dễ thở hơn thì nâng lãi suất để bù đắp rủi ro.

Lãnh đạo một NH có số thẻ phát hành trong tốp đầu hiện nay nói dù tỉ lệ nợ xấu cao nhưng NH không bị lỗ vì rủi ro này đã được tính vào trong lãi suất cho vay. Do vậy nếu tỉ lệ nợ xấu vẫn trong ngưỡng tính toán của NH thì NH vẫn có lãi.

Hiện lãi suất cho vay cá nhân tại các NH phổ biến 13-14%/năm, thậm chí thấp hơn nhưng lãi suất cho vay thẻ tín dụng tại nhiều NH lên đến 24%/năm, cao gần gấp đôi so với cho vay thông thường. Kèm theo đó, mức phạt cũng rất cao.

Chỉ cần trễ hạn một ngày, có NH phạt đến 150.000-200.000 đồng, đồng thời toàn bộ khoản đã chi xài trước đó của chủ thẻ bị tính lãi, thay vì miễn lãi 45 ngày như trước.

TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, cho rằng sự việc vừa qua là cảnh báo để các NH rà soát toàn bộ hoạt động phát hành thẻ của mình. Theo ông Nghĩa, vì thẻ tín dụng là một dạng vay mượn nợ của NH để chi tiêu trước trả sau nên các NH cần có quy định nghiêm ngặt như một dạng tín dụng, quy trình thẩm định phải chặt chẽ. “Vừa rồi cạnh tranh nhau phát hành thẻ nên đưa ra nhiều chiêu khuyến mãi, trong khi bỏ ngỏ các quy định về an toàn. Nếu cứ đà này nợ xấu còn tăng mạnh như từng diễn ra ở nhiều quốc gia phát triển” - ông Nghĩa nói.

Ông Huỳnh Trung Minh, giám đốc miền Nam khối NH bán lẻ NH VIB, cho rằng ở nước ngoài, việc phát hành thẻ là ưu tiên số 1 vì đem lại lợi nhuận rất cao cho NH do lãi suất cho vay qua thẻ rất cao. Việc quản lý chủ thẻ rất dễ dàng do tất cả dữ liệu đều được vi tính hóa. Trong khi đó ở VN, NH không thể nắm được thông tin của khách hàng, do vậy chủ thẻ sử dụng xong biến mất NH cũng không biết đâu để tìm.

Thẻ tín dụng là một hình thức thay thế việc thanh toán trực tiếp. Với loại thẻ này, chủ thẻ không cần phải có sẵn tiền, NH sẽ ứng trước tiền cho người bán và chủ thẻ sẽ thanh toán lại sau cho NH nên còn gọi là thẻ “xài trước trả sau”. Trường hợp đã xài, sau một thời hạn nhất định mà chủ thẻ không nộp tiền vào thì NH sẽ tính lãi. Theo số liệu của Hiệp hội Thẻ VN, hiện có hơn 1,52 triệu thẻ tín dụng quốc tế, trong đó NH phát hành nhiều thẻ tín dụng quốc tế nhất là Vietinbank với 458.000 thẻ, Vietcombank xếp thứ 2 với 368.000 thẻ...