Hiện nay các loại gạo Việt Nam xuất khẩu đi những thị trường nào? Gồm những loại gạo nào? Tìm hiểu ngay về các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện nay.

II. Tên các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam

Hiện nay các loại gạo Việt Nam xuất khẩu rất nhiều và đa dạng, vì vậy chúng ta sẽ khó nắm rõ được chi tiết từng loại. Dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê tên các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam được đánh giá là phổ biến nhất.

Đây là loại gạo khá phổ biến và chúng ta có thể dễ nhận biết trên thị trường. Gạo Jasmine 85 được biết đến là loại gạo thơm có hương vị tự nhiên, hạt dài và có màu trắng trong. Khi nấu chín thì cơm sẽ cho mùi hương rất thơm, hạt cơm dẻo và không bị vón cục. Phẩm chất của gạo rất tốt, ít bạc bụng và ít vỡ nên đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về xuất khẩu.

Giá trị xuất khẩu của loại gạo này cũng được đánh giá là cao nên người dân rất chú trọng sản xuất giống lúa này.

-> Xem Ngay: các loại gạo ngon, thông dụng nhất trên thị trường

Gạo Japonica là cái tên không còn quá xa lạ với thị trường xuất khẩu Việt. Tuy là loại gạo có giống lúa từ Nhật Bản, nhưng lại được sản xuất khá nhiều ở Việt Nam. Loại gạo này có thân hình tròn, hạt ngắn, có màu trắng nên rất được ưa chuộng. Vốn là loại gạo để xuất khẩu nên Japonica có phẩm chất rất tốt, ít bạc bụng và hạt tròn đều.

Khi nấu chín gạo sẽ có mùi thơm quyến rũ, hạt cơm dẻo, không bị vón cục. Đặc biệt là khi để nguội gạo vẫn giữ được độ dẻo và hương thơm vốn có.

Đây là loại gạo thuộc giống thế hệ mới nên được đánh giá cao về chất lượng. Gạo ST25 được mệnh danh là gạo ngon nhất thế giới và là một trong các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam phổ biến nhất. Gạo ST25 với các đặc điểm nổi bật như hạt gạo đẹp, phẩm chất tốt, ít bạc bụng, dẻo, thơm…Giá trị xuất khẩu của loại gạo này khá cao mang lại nguồn thu lớn cho người dân.

Gạo nếp là một trong những loại gạo được xuất khẩu nhiều ở Việt Nam. Gạo nếp rất dẻo, có hương thơm tự nhiên, có độ kết dính rất cao. Gạo nếp thường dùng để làm xôi, bánh…và không dùng để làm cơm như gạo tẻ thông thường. Giá thành xuất khẩu của gạo nếp khá cao nên cũng góp phần mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân.

-> Tham khảo: cách bảo quản gạo được lâu

Gạo thơm Hương Lài có đặc tính hạt gạo dài, trắng trong và ít bạc bụng. Khi nấu chín sẽ cho cơm có mùi thơm hoa lài tự nhiên, hấp dẫn. Hạt cơm có độ dẻo nhất định, mềm, ngọt đậm nên được nhiều người yêu thích. Gạo thơm Hương Lài được khá nhiều quốc gia ưa chuộng và nhập khẩu nhờ có chất lượng rất tốt.

I. Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam hiện nay

Tính đến thời điểm hiện tại Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới. Các loại gạo Việt Nam xuất khẩu khá đa dạng và được nhiều quốc gia ưa chuộng. Đến nay Việt Nam đã xuất khẩu gạo đi hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Con số này đã minh chứng cho tiềm năng xuất khẩu gạo của Việt Nam ở hiện tại và tương lai.

Các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện nay có thể kể đến như gạo ST24, ST25, gạo Jasmine 85, gạo Japonica… Đây là những loại gạo được đánh giá cao về phẩm chất và hàm lượng chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó các yếu tố như mùi hương, độ dẻo, độ vón cục… cũng là một trong những tiêu chí được đánh giá cao.

Gạo Việt Nam đã chinh phục được rất nhiều quốc gia và khu vực khó tính như Mỹ, châu Âu, châu Mỹ… Trong tương lai kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam hứa hẹn sẽ tăng một cách đầy triển vọng.

III. TPS Group – Đơn vị chuyên xuất khẩu gạo tại Việt Nam

Nếu bạn đang tìm một đối tác cung cấp gạo ở thị trường trong và ngoài nước thì TPS Group sẽ là lựa chọn dành cho bạn. Các sản phẩm gạo xuất khẩu của TPS Group được đánh giá cao về phẩm chất, chất lượng và độ thơm ngon. Các sản phẩm đảm bảo đạt chuẩn và đủ điều kiện xuất khẩu đi các quốc gia, khu vực.

Các loại gạo mà TPS Group hiện đang xuất khẩu như gạo Nàng Hoa, gạo Japonica, gạo Jasmine 85…Giá thành xuất khẩu ở mức cạnh tranh trên thị trường. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ mua gạo một cách tốt nhất.

-> Tham khảo: Bảng giá các loại gạo Việt Nam hôm nay

Trên đây là tên các loại gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện nay. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu được tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam. Bên cạnh đó hiểu rõ các loại gạo Việt Nam xuất khẩu phổ biến nhất.

Địa chỉ: Lô C, Đường D6, KCN Đức Hòa III – Việt Hoá, Xã Đức Lập Hạ, Huyện Đức Hòa, Long An

Website: https://thienphusigroup.com/

Email: [email protected]

Xuất khẩu là một khâu quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân của một quốc gia, thực hiện một phần tổng sản phẩm trong nước nhờ bán ra nước ngoài những sản phẩm có lợi thế, có chất lượng cao. Kết quả xuất khẩu được sử dụng cho nhu cầu nhập khẩu, góp phần cân đối, duy trì và mở rộng tái sản xuất trong nước, tranh thủ những tiến bộ của khoa học và công nghệ mới, hòa nhập với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thế giới.

Đối với nhiều nước trên thế giới, thực tiễn phát triển những năm gần đây đã chứng minh rằng, nhờ thực thi chính sách hướng về xuất khẩu mà nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, trở thành các quốc gia công nghiệp mới, có nền kinh tế giàu mạnh, hiện đại, có khả năng tiến kịp các nước kinh tế phát triển trong thập kỷ tới. Do vậy đối với nhiều nước, xuất khẩu đã trở thành mũi nhọn của nền kinh tế, là đòn bẩy của tăng trưởng kinh tế - xã hội.

Xuất khẩu nông sản là một bộ phận không nhỏ của xuất khẩu hàng hóa của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, do sự khác nhau về lợi thế (vốn, lao động, công nghệ, điều kiện tự nhiên, chính sách của chính phủ) mà tỷ trọng xuất khẩu nông sản trong tổng kim ngạch xuất khẩu của các quốc gia khác nhau. Đối với Việt Nam, xuất khẩu nông sản là nguồn thu rất quan trọng, xuất khẩu nông sản có vai trò cụ thể như sau:

Một là, xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng tạo nguồn vốn tích lũy quan trọng để nhập khẩu và tích lũy phát triển sản xuất, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Công nghiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng đói nghèo và chậm phát triển. Để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong một thời gian ngắn đòi hỏi phải có nguồn vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị và công nghệ tiên tiến.

Nguồn vốn để nhập khẩu có thể lấy từ nhiều nguồn thu như: Đầu tư của nước ngoài, vay nợ, viện trợ, thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ thu ngoại tệ, xuất khẩu lao động, xuất khẩu hàng hóa. Các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, vay nợ, viện trợ tuy quan trọng nhưng cũng phải trả bằng cách này hay cách khác ở thời kỳ sau này. Như vậy, nguồn vốn thu từ hoạt động xuất khẩu đóng vai trò quan trọng nhất để nhập khẩu và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Từ thực tiễn hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong những năm qua cho thấy, xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng thực sự mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách quốc gia và là nhân tố quan trọng thu hút được một số lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài. So với các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu như hàng dệt may, giầy da hay cơ khí…thì trong cùng một lượng kim ngạch xuất khẩu thu về như nhau, tỷ lệ chi phí sản xuất có nguồn gốc ngoại tệ của hàng nông sản rất thấp, do đó thu nhập ngoại tệ ròng của hàng nông sản xuất khẩu sẽ cao hơn nhiều. Ví dụ: Chi phí sản xuất gạo xuất khẩu có nguồn gốc ngoại tệ (phân bón, thuốc trừ sâu bệnh và các loại hóa chất, xăng dầu…) chỉ chiếm từ 15 - 20% giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo. Điều đó có nghĩa là xuất khẩu gạo đã tạo ra từ 80 - 85% thu nhập ngoại tệ thuần cho đất nước, chỉ số này đối với nhân điều xuất khẩu là khoảng 27% và 73%. Đây là lợi thế ban đầu của các nước nghèo để có nguồn vốn tích lũy cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Mặt khác, xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng còn tạo nguồn thu ngoại tệ mạnh cho phép chúng ta gia tăng dự trữ quốc gia và chủ động trong việc điều hòa cung cầu tiền tệ.

Hai là, xuất khẩu và xuất khẩu nông sản góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát triển theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất nguồn lực và lợi thế của quốc gia.

Do tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi nhanh chóng. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa để phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới là con đường tất yếu đối với Việt Nam.

Để phục vụ cho xuất khẩu, việc tổ chức sản xuất ở mỗi quốc gia đều phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường thế giới. Điều này tác động tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển; bao gồm:

- Xuất khẩu nông sản sẽ tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển thuận lợi: Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sẽ cho phép mở rộng quy mô sản xuất, tạo điều kiện để nhiều ngành nghề mới ra đời, gây phản ứng dây chuyền thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo, kết quả là làm tăng tổng sản phẩm xã hội và nền kinh tế phát triển nhanh. Ví dụ, xuất khẩu gạo sẽ kéo theo sự phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ khác như sản xuất bao bì, chăn nuôi, trồng trọt, vận chuyển…

- Xuất khẩu nông sản tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn để nhập khẩu thiết bị và công nghệ tiên tiến góp phần hiện đại hóa kinh tế đất nước, tạo ra năng lực sản xuất mới mạnh mẽ hơn. Đồng thời thông qua xuất khẩu nông sản chúng ta chứng minh được khả năng của Việt Nam về các sản phẩm nhiệt đới, về khả năng hợp tác, liên doanh, liên kết với các đối tác trong sản xuất, kinh doanh. Từ đó tăng thêm niềm tin và sự chủ động trong phát triển kinh tế đất nước.

- Thông qua xuất khẩu nông sản, các nhà sản xuất trong nước buộc phải cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới. Để chiến thắng trong cạnh tranh đòi hỏi chúng ta phải tổ chức lại sản xuất tốt hơn, quản lý và kinh doanh hiệu quả hơn để tăng năng suất lao động, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt hơn các đòi hỏi ngày càng cao của thị trường.

- Xuất khẩu nông sản còn là yếu tố quan trọng nhằm phát huy mọi nguồn nội lực, tạo thêm vốn đầu tư để đổi mới công nghệ, tăng thêm việc làm, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Ba là, xuất khẩu nông sản có tác động tích cực và có hiệu quả đến việc nâng cao đời sống của nhân dân trên cơ sở tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Sản xuất hàng hóa xuất khẩu có khả năng thu hút hàng triệu lao động vào làm việc với thu nhập cao. Việt Nam có nguồn lao động dồi dào với khoảng 40 triệu người, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn hiện nay là khoảng 25 %. Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sẽ làm tăng số lượng công ăn việc làm, do đó thu hút được thêm nhiều lao động, đặc biệt là lao động ở các vùng nông thôn vào các khu công nghiệp, khu chế xuất và các vùng chuyên canh cây trồng để sản xuất hàng xuất khẩu. Ngành nông sản là ngành sử dụng nhiều lao động vào quá trình sản xuất - kinh doanh. Đây là một ưu thế quan trọng hiện nay vì hàng năm Việt Nam phải giải quyết thêm việc làm cho hơn 1,4 triệu người bước vào tuổi lao động. Ví dụ, để trồng và chăm sóc 1 ha dứa hay 1 ha dâu tằm mỗi năm cần sử dụng tới 20 lao động. Trong khi đó, giá nhân công Việt Nam rẻ hơn các nước khác trong khu vực như Thailand từ 2 - 3 lần. Lợi thế này sẽ không tồn tại lâu dài và dần mất đi cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước.

Để nắm vững và làm chủ được công nghệ trong quá trình sản xuất, người lao động buộc phải nâng cao trình độ cả lý thuyết và thực hành. Như vậy, đẩy mạnh xuất khẩu sẽ có tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu lao động cả về tính chất ngành nghề và cả về chất lượng lao động. Đồng thời, với việc đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sẽ góp phần tăng thu nhập của người lao động, tạo điều kiện để họ nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần. Ngoài ra, một phần kim ngạch xuất khẩu có thể dùng để nhập khẩu hàng tiêu dùng thiết yếu nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú, đa dạng của đời sống con người. Xuất khẩu nông sản đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân vốn phần lớn đang sống trong nghèo nàn, thiếu thốn, lạc hậu.

Bốn là, xuất khẩu nông sản góp phần giữ ổn định nền kinh tế của đất nước.

Cùng với các ngành hàng xuất khẩu quan trọng khác như may mặc và giày da, nông sản là ngành hàng sử dụng nhiều nguồn lực lao động tại chỗ hơn là nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Nông sản xuất khẩu còn có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam vì liên quan đến hơn 70% dân số, là một thị trường lớn cho các ngành hàng sản xuất khác. Khi xuất khẩu nông sản được giữ ổn định và tăng trưởng, cả nền kinh tế có nhiều cơ hội hơn để phát triển. Vai trò của ngành nông nghiệp trong việc ổn định kinh tế Việt Nam đã được chứng minh trong quá khứ. Năm 1989, công nghiệp tăng trưởng âm nhưng sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh nên cứu được khủng hoảng. Đến năm 1999, một lần nữa, công nghiệp - dịch vụ đều chựng lại, chỉ có nông nghiệp tăng trưởng tốt nên đã cứu được nền kinh tế đang bên bờ vực khủng hoảng.

Năm là, xuất khẩu nông sản góp phần mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại, tăng cường địa vị kinh tế của quốc gia trên thị trường thế giới.

Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ thuộc vào nhau. Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại. Có thể nói, xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng có vai trò thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại khác. Bởi vì khi xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của các hoạt động dịch vụ quốc tế trong các lĩnh vực khác như: đầu tư tài chính - tín dụng, bảo hiểm, thanh toán quốc tế, phát triển vận tải quốc tế, chuyển giao công nghệ. Ngược lại, các hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng xuất khẩu. Ví dụ, hoạt động đầu tư quốc tế sẽ mang đến nguồn vốn và công nghệ tiên tiến để mở rộng sản xuất hàng nông sản xuất khẩu như việc đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nông sản, chuyển giao giống và kỹ thuật thâm canh cây trồng có năng suất và chất lượng cao tạo nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Việc ký kết các hiệp định thương mại song phương, đa phương và gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu thâm nhập và mở rộng thị trường.

Việc các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng ra nước ngoài sẽ làm tăng thêm vị thế và uy tín không chỉ của hàng hóa Việt Nam mà còn cả uy tín của Việt Nam trên thị trường thế giới, đồng thời còn góp phần mở rộng các mối quan hệ với bên ngoài.

Sáu là, xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng thúc đẩy quá trình phân công và chuyên môn hóa quốc tế, là thước đo đánh giá kết quả của quá trình hội nhập quốc tế của một quốc gia vào nền kinh tế khu vực và thế giới

Trong bối cảnh mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu của các nước là thước đo đánh giá kết quả của quá trình hội nhập quốc tế và phát triển trong mối quan hệ tùy thuộc vào nhau giữa các quốc gia.

Mỗi quốc gia sản xuất và xuất khẩu hàng hóa không chỉ cho riêng thị trường khu vực mà là một thị trường toàn cầu, đây là một sân chơi công bằng với sự cạnh tranh quyết liệt. Điều đó đòi hỏi mỗi quốc gia phải lựa chọn cho mình một số hàng hóa mà mình có lợi thế so với các quốc gia khác để đầu tư sản xuất và cung cấp cho thị trường toàn cầu và nhập khẩu trở lại các sản phẩm mà mình sản xuất không có hiệu quả bằng các quốc gia khác, từ đó hình thành sự phân công và chuyên môn hóa quốc tế, nền kinh tế của mỗi quốc gia gắn liền với nền kinh tế thế giới. Sự độc lập phát triển của mỗi quốc gia là sự phụ thuộc của quốc gia đó vào thế giới phải cân bằng với sự phụ thuộc của thế giới vào quốc gia đó.

Bảy là, xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu nông sản nói riêng góp phần thúc đẩy cải tiến cơ chế quản lý, chính sách kinh tế của nhà nước cho phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế.

Toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại đã và đang là xu thế phát triển trên toàn thế giới, nó tác động sâu sắc và toàn diện đối với mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia, làm cho nền kinh tế mỗi nước ngày càng gắn bó chặt chẽ với nền kinh tế toàn cầu. Hội nhập trở thành động lực phát triển, vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với mỗi quốc gia trên toàn thế giới. Mỗi quốc gia, mỗi ngành và mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào thương mại quốc tế là đã tham gia vào một sân chơi khắc nghiệt, bình đẳng và đều phải chấp nhận một luật chơi chung, trong đó sức ép cạnh tranh rất lớn.

Hiện tại để phù hợp với những cam kết quốc tế, quy định của tổ chức Thương mại thế giới và tạo môi trường pháp lý thông thoáng cho thương mại phát triển thì hệ thống quản lý thương mại của Việt Nam cần phải rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành cho phù hợp./.

Phòng Thông tin, Thư viện và Xúc tiến Thương mại  - VIOIT