Hàng Việt Nam xuất khẩu (VNXK) từ lâu đã không còn quá xa lạ với nhiều người dùng Việt. Thực tế, hàng VNXK là được sản xuất, gia công tại Việt Nam để xuất khẩu sang nước khác. Các quốc gia thường xuyên đặt hàng VNXK tại Việt Nam là Úc, Mỹ, các nước Châu Âu,… Tưởng chừng mặt hàng này chủ yếu được thị trường nước ngoài ưu chuộng. Tuy nhiên, thực tế hàng VNXK lại có một chỗ đứng vững chãi ở thị trường trong nước. Vậy vì sao hàng Việt Nam xuất khẩu lại có sức hút như vậy?

Các loại hàng VNXK phổ biến tại Việt Nam bao gồm:

Ngoài ra, còn một số loại mặt hàng VNXK khác như hàng lên, hàng thanh lý, hàng gia công. Tuy nhiên về bản chất thì các loại này đều thuộc ba loại hàng VNXK kể trên.

Điều kiện sản xuất hàng VNXK tại Việt Nam

Hàng VNXK Việt Nam được nhiều quốc gia ưa chuộng đặt hàng vì Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ. Điều kiện kỹ thuật hiện đại và có thể đặt các nhà máy sản xuất lớn cũng là yếu tố quan trọng. Những yếu tố này là cơ sở nền tảng giúp đầu mối phân phối quốc tế lựa chọn các nhà sản xuất tại Việt Nam để hợp tác.

Dĩ nhiên, họ cũng đặt ra những yêu cầu nhất định. Những yêu cầu khắt khe về kỹ thuật, chất liệu, chất lượng đầu ra được xem xét đầu tiên khi đánh giá sản phẩm nhận về.

Sau khi cả hai bên đạt được yêu cầu nhất định về hàng hóa đó, khách hàng quốc tế có thể lựa chọn 2 giải pháp:

Hiện tại, nhiều đơn vị vẫn đang cung ứng sản phẩm VNXK theo phương thức chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, phần lớn nhà sản xuất tại Việt Nam chọn cách tự chủ trong sản xuất. Điều này giúp họ chủ động trong kinh doanh, nguồn vốn và tự do trong sản xuất. Những đơn vị này có thể làm việc với nhiều đối tác, sản xuất nhiều sản phẩm VNXK khác nhau.

Các loại mặt hàng VNXK tại thị trường trong nước

Nhiều nhà sản xuất hiện nay đã lựa chọn tự chủ trong sản xuất hàng VNXK. Điều này dẫn đến thị trường xuất hiện rất nhiều mặt khác nhau. Các mặt hàng này đều có tiêu chuẩn chung do bên mua yêu cầu. Tuy nhiên, chúng lại có một số đặc điểm riêng biệt.

Một số mặt hàng Việt Nam xuất khẩu phổ biến:

Lưu ý khi mua hàng Việt Nam xuất khẩu

Như đã đề cập trước đó, hàng VNXK ngày một phổ biến trên thị trường. Đây là điều kiện giúp người dân có thể tiếp cận được những sản phẩm tốt, có giá thành phải chăng. Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất yếu, kém cũng dựa vào đó gắn mác VNXK cho hàng hóa của mình. Các sản phẩm gắn mác này thực chất là bị làm giả, làm nhái, hay dựng hàng mô phỏng sản phẩm chính hãng. Đo đó, khi lựa chọn mua hàng VNXK, các bạn nên lựa chọn những đơn vị cung ứng uy tín, đơn vị bán lẻ hàng VNXK chất lượng.

Bạn cũng có thể phân biệt hàng nhái với hàng VNXK thông qua mã vạch, mã code sản phẩm hoặc giấy tờ kiểm chứng liên quan. Bạn cũng có thể đến trực tiếp cửa hàng để kiểm tra chất lượng của sản phẩm.

Với một tiêu chuẩn quốc tế mà nhà sản xuất cũng như các bên đặt hàng yêu cầu cho các hàng hóa VNXK thì rõ ràng, mặt hàng này có một sức hút lớn tại thị trường trong nước. Mức giá phải chăng cũng như mức độ phổ biến khiến cho hàng VNXK được nhiều người lựa chọn. Công nhân, học sinh – sinh viên, nội chợ, hay người làm văn phòng đều có thể lựa chọn các mặt hàng nguồn gốc VNXK để sử dụng hàng ngày.

Việt Nam hiện nằm trong top 4 nước sản xuất giày dép lớn nhất thế giới, là nước xuất khẩu lớn thứ 3 (chỉ sau Trung Quốc và Italia) trên thế giới về trị giá, chiếm khoảng 10% thị phần trên thế giới; đứng ở vị trí thứ 2 sau Trung Quốc về thị phần tại cả 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay gồm: Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản.

Sản phẩm của ngành da giầy Việt Nam đã có mặt ở 45 nước, chủ yếu là Mỹ (đạt kim ngạch xuất khẩu 3,3 tỷ USD năm 2014, tăng 26,9% so với năm trước. Dự báo thị phần giày dép của Việt Nam tại Mỹ sẽ tăng lên 12% vào năm 2018.

Thị trường EU đứng thứ hai đạt 1,76 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 31,15% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam; tiếp đến là Trung Quốc đạt 418,4 triệu USD, tăng 31,1% và chiếm tỷ trọng 7,4%; Nhật Bản đạt 284,4 triệu USD, tăng 4,4% và chiếm 5%; Hàn Quốc đạt 158,3 triệu USD, tăng 15,5% so cùng kỳ 2016 và chiếm 2,8%. Tổng cộng năm thị trường trên chiếm 83,3% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam.

Về túi xách, valy, cặp các loại, tính đến hết tháng 5/2017, Mỹ cũng đứng đầu thị trường xuất khẩu, đạt hơn 555 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 41,1% tổng kim ngạch xuất khẩu túi xách các loại của Việt Nam. Tiếp theo là thị trường EU đạt gần 365 triệu USD, tăng 8,2% và chiếm tỷ trọng 27%; Nhật Bản đạt 146,5 triệu USD tăng 1,7% và chiếm 10,9%; Trung Quốc đạt 57,6 triệu USD, giảm 6,8% và chiếm 4,3%; Hàn Quốc đạt 52,8 triệu USD giảm 0,4% và chiếm 3,9%. Tổng cộng 5 thị trường trên chiếm 87,2% tổng kim ngạch xuất khẩu túi xách, cặp của Việt Nam.

Theo dự báo của các chuyên gia, kinh tế thế giới năm 2017 sẽ tốt hơn năm 2016 và Trung Quốc tiếp tục chủ trương giảm ưu đãi đầu tư trong các lĩnh vực dệt may và da giày để tập trung cho các ngành công nghệ cao, nên các đơn hàng gia công giày dép, túi xách sẽ tiếp tục xu hướng chuyển dịch từ Trung Quốc sang Việt Nam. Dự báo năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày có thể đạt 17,8 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2016.

Để đạt mục tiêu trên Hiệp hội Da- Giày- Túi xách Việt Nam khuyến cáo các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm da giày theo hướng khai thác lợi thế và tiềm năng mở cửa thị trường tại các nước tham gia FTA mà Việt Nam đã ký kết.

Với kinh nghiệm và thành công qua 20 năm hình thành và phát triển, với đội ngũ trên 550 doanh nghiệp, 700 ngàn lao động, 75% là lao động nữ, ngành da giày đang chờ đợi một nghị định về phát triển công nghiệp hỗ trợ, với những khuyến khích cần thiết về thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng), hạ tầng cơ sở, tín dụng nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này, trong đó đặc biệt hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, hướng tới mục tiêu đến năm 2020 sẽ sản xuất khoảng 1,69 tỷ đôi giày dép, 311 triệu balô, túi xách, 63 triệu tấn da cứng… doanh thu Xuất khẩu của ngành sẽ đạt 24,5 tỷ USD.

Căn cứ pháp lý:  Luật thương mại 2005

Xuất khẩu hàng hóa là Việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ quốc gia hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ quốc gia được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 2 Thông tư 54/2018/TT-BGTVT về biểu khung giá dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt tại cảng biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, có hiệu lực từ 01/01/2019, có quy định như sau:

Hàng hóa xuất khẩu là hàng hóa có nơi gửi hàng (gốc) ở Việt Nam và có nơi nhận hàng (đích) ở nước ngoài.

Hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa có nơi gửi hàng (gốc) ở nước ngoài và nơi nhận hàng (đích) ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, chúng tôi thông tin thêm đến bạn một số vấn đề liên quan sẽ giúp ích cho bạn:

- Một chuyến được tính là tàu thuyền vào khu vực hàng hải 01 lượt và rời khu vực hàng hải 01 lượt.

- Tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo bao gồm các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam được công bố theo quy định của pháp luật.

- Khung giá dịch vụ tại cảng biển là các mức giá liên tục từ giá tối thiểu đến giá tối đa cho dịch vụ tại cảng biển.