(bài giảng Kỹ năng tư vấn hôn nhân và gia đình – VB 2, ĐH Luật Hà Nội, 2017)

I. Tư vấn về lựa chọn chế độ tài sản của vợ chồng

– PL VN hiện quy định 2 chế độ tài sản của vợ chồng:

+ chế độ tài sản theo thỏa thuận

+ chế độ tài sản theo luật định

– Cần tư vấn để khách hàng nắm được bản chất, các ưu, nhược điểm của mỗi loại chế độ tài sản để khách hàng lựa chọn.

Tư vấn về quan hệ giữa người nuôi con nuôi với gia đình gốc

– Các quyền và nghĩa vụ còn tồn tại hoặc chấm dứt giữa cha mẹ đẻ và con: về nguyên tắc, việc cho con làm con nuôi sẽ làm chấm dứt mọi quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đẻ với con đã cho làm con nuôi (cụ thể các quyền nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, quyền đại diện trước PL cho con chưa thành niên, quản lý tài sản cho con, bồi thường thiệt hại cho con) (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác). Tuy nhiên PL lại không quy định về quyền thừa kế có chấm dứt không ==> vẫn còn quyền thừa kế.

– Quyền thừa kế giữa con nuôi với gia đình cha mẹ đẻ vẫn được giữ nguyên và ngược lại

– Các thức thực hiện và bảo vệ các quyền và nghĩa vụ cha mẹ đẻ, gia đình gốc với con

Tư vấn về nuôi con nuôi trên thực tế

– Khái niệm nuôi con nuôi thực tế:

– Ý nghĩa của việc nuôi con nuôi thực tế

– Các dạng nuôi con nuôi trên thực tế

– Giải quyết các vấn đề phát sinh từ việc nuôi con nuôi trên thực tế

Tư vấn về giải quyết mối quan hệ giữa cha mẹ và con sau ly hôn

– Nguyên tắc là phải đảm bảo tối đa quyền và lợi ích của trẻ em.

– Sau ly hôn, người nuôi dưỡng trẻ phải tạo điều kiện thuận lợi cho người kia thăm nom trẻ

Tình huống: Chị A mới sinh con được 20 tháng, đang chưa tìm được việc làm, chồng là B yêu cầu ly hôn. Anh B viện lý do chị A không có việc làm, không thể đảm bảo cuộc sống cho đứa trẻ nên giành quyền nuôi con. Hãy tư vấn cho chị A.

Trả lời: Về nguyên tắc PL, con dưới 36 tháng tuổi sẽ do người mẹ nuôi ==> 1 lợi thế. Điểm bất lợi của chị A là chưa có việc làm, nhà cũng không có. Tư vấn viên sẽ tư vấn cho chị A những điểm để chị A có thể giành quyền nuôi con:

+ con dưới 36 tháng tuổi cần sự chăm sóc đặc biệt của người mẹ, không ai có thể thay thế

+ làm sao chứng minh được tài sản của mình có thể đảm bảo cuộc sống cho đứa trẻ.

+ ngoài ra theo quy định của PL, sau khi ly hôn mà 1 người không có chỗ ở thì người kia phải tạo điều kiện về chỗ ở trong vòng 6 tháng (quyền lưu cư, Điều 63 Luật HNGĐ 2014) và trong 6 tháng đó chị A sẽ tìm cách xoay sở.

+ hơn nữa, chị A là người có chuyên môn tốt, trước khi nghỉ sinh đã có việc làm và thu nhập tốt, nên chị A sẽ dễ dàng tìm được việc làm.

Tình huống: Chị A có con 9 tuổi, muốn ly hôn do không hợp với chồng. Đứa con 9 tuổi rất quấn bố do chị A rất nghiêm khắc. Chị A biết khi ly hôn sẽ phải hỏi ý kiến con về việc sẽ ở với ai. Hãy giúp chị A giành quyền nuôi con?

Trả lời: Tư vấn cho chị A rằng việc hỏi ý kiến đứa trẻ chỉ là 1 khía cạnh, Tòa sẽ không chỉ căn cứ vào ý kiến đứa trẻ để quyết định đứa trẻ sẽ ở với ai. Sẽ tư vấn để chị A đưa ra nhiều chứng cứ về việc đứa trẻ nên ở với chị A hơn là ở với bố để thuyết phục tòa:

+ ý kiến của trẻ rất dễ bị ảnh hưởng bởi người lớn, bị tác động bởi hoàn cảnh, nên chỉ coi là tham khảo

Tư vấn về việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và những vấn đề phát sinh từ mang thai hộ

– Khái niệm, bản chất của việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

– Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

– Những rủi ro, thách thức, trở ngại phải đối mặt khi thực hiện việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đối với người mang thai hộ

– Những rủi ro, thách thức, trở ngại phải đối mặt khi thực hiện việc nhờ mang thai hộ đối với cặp vợ chồng

– Vấn đề tài chính khi thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản

– Các bước, thủ thuật thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong việc mang thai hộ

– Các hệ quả pháp lý phát sinh từ thỏa thuận mang thai hộ, việc thực hiện quyền và nghĩa vụ giữa các bên

* Một số vấn đề phát sinh từ việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

+ những rủi ro trong việc thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

+ rủi ro trong quá trình mang thai

+ việc thực hiện quyền, nghĩa vụ giữa các bên

+ trách nhiệm của các bên khi không thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết

+ tranh chấp về quyền nuôi con, quyền cha mẹ đối với trẻ sinh ra

Tình huống 1: Anh A, chị B là vợ chồng không thể thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để sinh con. Anh, chị có nhờ chị H là em họ của chị B, có chồng là M mang thai hộ. Lúc thai được 3 tháng, chị H bị cúm rubella. Bác sỹ đã tư vấn về nhiều khả năng thai nhi có thể bị dị tật. Anh A, chị B không muốn giữ thai, nhưng chị H lại muốn giữ thai. Trong trường hợp này, ai có quyền quyết định việc tiếp tục mang thai hay đình chỉ mang thai? Hãy tư vấn cho chị H về những điều cần thiết khi chị H quyết tâm giữ thai.

Trả lời: Theo quy định của PL (điều 97 khoản 4 Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì trong trường hợp này chị H là người có quyền quyết định việc tiếp tục hay không quyết định mang thai hộ (vì việc giữ hay không giữ thai nhi ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của chị H. Hơn nữa khi đứa trẻ còn trong bào thai thì đứa trẻ vẫn thuộc về người mang thai hộ, chỉ khi đứa trẻ được sinh ra thì mới thuộc về người nhờ mang thai hộ. Lý do nữa là khi đứa trẻ còn trong bào thai thì nó thuộc về cơ thể của người mang thai, nên chỉ có họ mới có quyền quyết định về phần cơ thể của mình).

Khi tư vấn cho chị H khi chị H muốn giữ thai: chị H cần bàn bạc với anh A và chị B về những rủi ro khi giữ thai (VD trường hợp đứa trẻ sinh ra bị dị tật). Nếu 2 bên thỏa thuận được thì thực hiện theo thỏa thuận. Nếu 2 bên không thỏa thuận được thì quyền quyết định giữ đứa trẻ vẫn thuộc về chị H, khi đó sẽ có 2 khả năng: đứa trẻ sinh ra hoàn toàn bình thường, hoặc đứa trẻ sinh ra bị dị tật. Với nguyên tắc ai quyết định thì phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình ==> 2 bên phải lập văn bản thỏa thuận bổ sung / thỏa thuận mới bên cạnh hợp đồng mang thai vì mục đích nhân đạo, trong đó nêu rõ các tình huống xảy ra và trách nhiệm của các bên.

PL VN hiện nay mới chỉ quy định đến việc lập văn bản thỏa thuận bổ sung, mà không quy định quyền và nghĩa vụ các bên với quyết định đó của mình (tức là không có quy định nếu chị H quyết định giữ thai thì chị H có trách nhiệm như thế nào đối với thai nhi sinh ra) ==> PL VN chưa chặt chẽ

Tình huống 2: Anh T và chị H là vợ chồng, chung sống được 3 năm thì ly thân. Chị H sinh cháu M vào tháng 8/2015. Chị khai sinh cho cháu M với tên anh T là cha, H là mẹ. Cháu M mang họ anh T. Anh P là người có quan hệ như vợ chồng với chị H nhận cháu M là con. Anh P đến UBND làm tờ khai nhận cháu M là con, dưới có xác nhận của chị H. UBND xác nhận anh P là cha của cháu M, làm lại Giấy khai sinh cháu M với họ tên cha cháu là tên anh P. Hỏi việc làm của UBND là đúng hay sai? Tại sao? Cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp này?

Trả lời: Việc làm của UBND là sai, vì vụ việc này có tranh chấp, nên cơ quan giải quyết sẽ phải là Tòa án. (tuy nhiên trên thực tế rất nhiều UBND sẽ vẫn xác nhận cho anh P, vì sự thiếu hiểu biết PL, hoặc vì cố tình làm bất chấp PL)

Tình huống 3: Anh Tuấn và chị Linh yêu nhau và có con với nhau, nhưng cả Tuấn và Linh đều chưa đủ tuổi kết hôn, nên đã nhờ vợ chồng anh trai của Tuấn là anh Vân và chị Dung đứng ra đăng ký khai sinh cho con mình với họ tên cha mẹ là anh Vân và chị Dung. Khi Tuấn và Linh đủ tuổi kết hôn và đã đăng ký kết hôn, muốn xác định lại họ tên cho mẹ mình trong giấy khai sinh của con. Giải quyết như thế nào?

Trả lời: Ở đây mặc dù không có tranh chấp giữa vợ chồng Tuấn – Linh và vợ chồng Vân – Dung, nhưng về mặt PL, đứa bé đã được khai sinh với tên cha mẹ là anh Vân, chị Dung, nay có người đến yêu cầu nhận con là của mình, thì rõ ràng là có tranh chấp. Vì vậy phải giải quyết theo thủ tục tư pháp, cơ quan có thẩm quyền là tòa án cấp huyện (UBND không thể tự ý thay đổi, dù cho UBND có biết rõ ràng câu chuyện). Sau khi đã có quyết định của tòa án công nhận đứa trẻ đúng là con của anh Tuấn và chị Linh, thì mang quyết định đó đến UBND cấp xã để làm thủ tục cải chính hộ tịch, và UBND cấp xã sẽ ra Quyết định cải chính hộ tịch (ở đây là cải chính họ tên cha mẹ đẻ), và Quyết định cải chính này sẽ luôn đi kèm với Giấy khai sinh đã cấp của đứa trẻ (chứ UBND không cấp lại Giấy khai sinh), đồng thời ghi cải chính trong cả Sổ hộ tịch.