Ngày 8-7, Công an huyện Yên Dũng, Bắc Giang đã tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Văn Phong, SN 1992, trú ở thôn Đống Cao, xã Tư Mại, huyện Yên Dũng để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.

Huế có bao nhiêu huyện, thành phố?

Hiện nay, tỉnh Hưng Yên bao gồm: 1 thành phố, 1 thị xã, 8 huyện, 139 xã, 14 phường và 8 thị trấn.

1 thành phố: Thành phố Hưng Yên.

8 huyện: Ân Thi, Khoái Châu, Kim Động, Phù Cừ, Tiên Lữ, Văn Giang, Văn Lâm và Yên Mỹ.

8 thị trấn: Thị Trấn Như Quỳnh, Thị trấn Văn Giang, Thị trấn Yên Mỹ, Thị trấn Bần Yên Nhân, Thị trấn Ân Thi, Thị trấn Khoái Châu, Thị trấn Lương Bằng và Thị trấn Vương.

14 phường: Phường Lam Sơn, Phường Hiến Nam, Phường An Tảo, Phường Lê Lợi, Phường Minh Khai, Phường Quang Trung, Phường Hồng Châu,…

139 xã: Xã Lạc Đạo, Xã Chỉ Đạo, Xã Đại Đồng, Xã Việt Hưng, Xã Tân Quang, Xã Đình Dù, Xã Minh Hải, Xã Lương Tài, Xã Trưng Trắc, Xã Lạc Hồng, Xã Xuân Quan, Xã Cửu Cao, Xã Phụng Công, Xã Nghĩa Trụ, Xã Long Hưng, Xã Vĩnh Khúc, Xã Liên Nghĩa, Xã Tân Tiến, Xã Thắng Lợi, Xã Mễ Sở, Xã Giai Phạm, Xã Nghĩa Hiệp, Xã Đồng Than, Xã Ngọc Long, Xã Liêu Xá, Xã Hoàn Long, Xã Tân Lập, Xã Thanh Long, Xã Yên Phú, Xã Việt Cường, Xã Trung Hòa, Xã Yên Hòa, Xã Minh Châu, Xã Trung Hưng, Xã Lý Thường Kiệt, Xã Tân Việt,…

Không phải là một nơi có quá nhiều cảnh quan xinh đẹp nhưng thiên nhiên nơi đây cũng đủ để làm bạn du lịch quên lối về. Cùng điểm qua về những địa điểm du lịch vui chơi bạn có thể ghé thăm khi đặt chân đến mảnh đất Hưng Yên thân yêu này.

Câu chuyện về Chử Đồng Tử vốn đã quá đỗi quen thuộc với người dân Việt Nam. Đến với Hưng Yên, du khách có thể ghé thăm những ngôi đền thờ Chử Đồng Tử còn lưu lại cho đến bây giờ.

– Làng Nôm – quần thể làng cổ xưa nhất Việt Nam

Đến với tỉnh Hưng Yên, nếu bạn đang cố tìm kiếm một địa chỉ check – in tuyệt vời, xin đừng bỏ lỡ làng Nôm. Ngôi làng này tồn tại lâu nhất trong vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Tại nơi đây, bạn sẽ được hòa mình với cây đa, bến nước, những mái nhà tranh thấp thoáng quen thuộc,…

Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, làng Nôm vẫn hiên ngang tồn tại cho đến ngày nay.

– Chùa Phúc Lâm – ngôi chùa dát vàng độc nhất vô nhị

Đây là ngôi chùa sở hữu kiến trúc dát vàng cực kỳ ấn tượng. Vẻ đẹp hào nhoáng, làm mê đắm lòng người khiến du khách cứ ngỡ mình đang lạc vào các công trình chùa chiền của Thái Lan.

Chùa Phúc Lâm – ngôi chùa dát vàng độc nhất vô nhị

Đây là một trong những làng nghề với truyền thống làm hương lâu đời. Đến nơi đây, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến những bó hương rực rỡ sắc màu.

Bạn có thể trải nghiệm về quy trình, công đoạn làm hương thông qua người dân bản địa. Từng bó hương được tạo nên tỉ mỉ, được ra đời từ lòng yêu nghề trắc ẩn của người dân tỉnh Hưng Yên.

Đây là một trong những thương cảng tồn tại lâu đời nhất Việt Nam. Thật không khó để bắt gặp câu thơ “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”. Địa danh này đã từng gắn với một thời vàng son của lịch sử dân tộc.

Bạn sẽ được đắm mình vào khung cảnh những khóm hoa Cúc vàng rạng rỡ khi đặt chân đến nơi đây. Đặc biệt, chúng sẽ nở rộ vào tháng 12 hàng năm.

Từng bông cúc nhỏ thi nhau đua nở khiến khung cảnh càng thêm tuyệt sắc và mê đắm lòng người.

Không chỉ được hòa mình nơi cảnh thiên nhiên tuyệt sắc tại tỉnh Hưng Yên, du khách còn có thể thưởng thức những đặc sản chỉ nơi đây mới có.

Đến với du lịch Hưng Yên, du khách sẽ không thể nào quên hương vị của những món ăn:

Như vậy, bài viết đã giúp bạn đọc làm rõ câu hỏi Hưng Yên thuộc miền nào và khám phá những thông tin hữu ích về số lượng thành phố, huyện, xã trong tỉnh. Hưng Yên không chỉ là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống mà còn sở hữu những địa điểm du lịch hấp dẫn và món ẩm thực đặc sản phong phú. Nếu bạn đang tìm kiếm một điểm đến mới để trải nghiệm và tìm hiểu về nét văn hóa độc đáo của dân tộc, Hưng Yên chính là lựa chọn tuyệt vời cho chuyến hành trình tiếp theo của mình. Hãy đến và cảm nhận sự giản dị nhưng đầy ý nghĩa của vùng đất này!

Tôi cũng như bao nhiêu thế hệ trẻ khác được sinh ra và lớn lên khi đất nước đã hòa bình, thống nhất, không phải chứng kiến sự tàn khốc của các cuộc chiến tranh, nhưng qua các câu chuyện kể và sử sách để lại, phần nào đã giúp tôi và thế hệ trẻ ngày hôm nay thấu hiểu hơn những hy sinh mất mát to lớn của các bậc cha ông. Không ít người đã phải đánh đổi cả tuổi thanh xuân, mất đi một phần xương máu, thậm chí hy sinh cả tính mạng để giành lại sự độc lập tự do cho dân tộc, thống nhất nước nhà

Anh hùng Liệt sỹ CAND Bùi Thị Cúc

Một trong những tấm gương tiêu biểu của lực lượng công an, đó nữ anh hùng liệt sỹ Công an nhân dân Bùi Thị Cúc, người con gái của quê hương Hưng yên, người Cộng sản kiên trung bất buất, Chị đã anh dũng hy sinh khi chưa tròn 20 tuổi để bảo vệ sự bình yên cho xóm làng. Tên tuổi của chị đã đi vào sử sách với những giai thoại lưu danh cùng đất nước.

Liệt sỹ CAND Bùi Thị Cúc tên thật là Trần Thị Lan, sinh năm 1930 tại làng Vân Mạc, xã Quang Trung, huyện Ân Thi, nay là thôn Vân Mạc, xã Vân Du, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo nhưng giàu truyền thống cách mạng. Gia đình có 7 anh chị em, chị là con thứ 5. Tuổi thơ của chị không được đến trường mà phải đi ở cho địa chủ. Khi cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công, chị được trở về đoàn tụ với gia đình. Sẵn có lòng yêu nước và tính cần cù, được giác ngộ cách mạng, chị tích cực học bình dân học vụ và hăng hái tham gia sinh hoạt đoàn thể ở địa phương. Được các đồng chí đảng viên tin tưởng giao nhiệm vụ và rèn luyện, thử thách, nên mọi nhiệm vụ được giao dù bất kỳ hoàn cảnh nào chị đều hoàn thành xuất sắc. Cuối năm 1947 chị được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam và làm công tác phụ nữ với chức vụ ủy viên Ban chấp hành huyện hội phụ nữ huyện Ân thi.

Những năm 1947, 1948 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ngày càng cam go ác liệt, địch ra sức khủng bố, đàn áp phong trào Cách mạng ở địa phương, nhiều nơi lâm vào hoàn cảnh khó khăn, gian khổ. Tỉnh ủy Hưng Yên chủ trương bằng mọi cách phải giữ vững phong trào ở cơ sở, tăng cường cán bộ, giữ đất, giữ làng, thực hiện vườn không nhà trống, tích cực phát triển lực lượng làm thất bại âm mưu bình định của địch. Tổ chức lực lượng phá tề, trừ gian, đặc biệt tập trung tiêu điệt những tên việt gian phản động nguy hiểm. Đứng trước tình hình đó, huyện ủy Ân Thi giao nhiệm vụ cho chị Cúc làm công tác địch vận. Cử chị đi học lớp bồi dưỡng ngắn ngày do ngành Công an huấn luyện. Tháng 12/1949 chị Cúc trở thành cán bộ công an, được phân công tác tại Công an quận 3, tỉnh Hưng Yên với nhiệm vụ làm công tác phản gián và địch vận, nắm tình hình, thu thập tin tức, hoạt động của địch trong vùng. Để tạo vỏ bọc hoạt động hợp pháp, tổ chức cấp cho chị một số vốn làm nghề buôn bán nhỏ. Quần chúng và gia đình nghi ngờ chị cầu an bỏ nhiệm vụ. Đau khổ trước những dị nghị trên, chị âm thầm nén lại và vượt lên chính mình vì nhiệm vụ lớn lao mà Đảng và tổ chức giao phó. Hàng ngày với gánh muối trên vai, chị mang bán ở chợ gần bốt Cảnh Lâm thuộc xã Tân Việt, huyện Yên Mỹ để tìm cách làm quen với lính bốt và thu thập tình hình địch báo cáo về chỉ huy. Sau một thời gian, nhờ sự khôn khéo, gan dạ và tính nết dịu dàng thùy mỵ, cộng với sắc đẹp, chị đã tiếp cận làm quen với một số binh lính và sếp bốt Nguyễn Doãn Nhi. Đây là tên sếp bốt khét tiếng trong vùng, đã gây nhiều tội ác với nhân dân, làm tổn thất lớn cho các cơ sở cách mạng trong vùng, làm cho một số cán bộ Đảng viên của ta bị sa vào tay giặc. Sau khi tạo được vỏ bọc và được tên Nhi tin cậy, chị Cúc đã khéo léo đưa đồng đội vào hàng ngũ của địch để hoạt động. Qua một số việc làm, các cơ sở của ta đã chiếm được lòng tin của tên Nhi, cho nên những tin tức quan trọng của địch trong vùng, đều bị ta nắm được và kịp thời có chủ trương đối phó.

Thực hiện Kế hoạch chỉ đạo của tổ chức Công an, sáng ngày 2/5/1950 chị Cúc đã khôn khéo dụ được tên Nhi đến nhà ông Ba, ở thôn Vân Mạc chơi theo đúng phương án đã định, việc tiêu diệt tên Nhi được hai đồng chí trong đội Việt Dũng thực hiện. Cuộc chiến đấu diễn ra bí mật, bất ngờ và nhanh chóng. Tên Nhi đã phải đền tội, ta thu được 01 súng ngắn, 01 cặp tài liệu và rút ra căn cứ, an toàn. Ngay chiều hôm đó, lính bốt Cảnh Lâm về lùng sục bắt đi 44 người, trong đó có một số là Đảng viên. Chúng đã đánh đập, tra khảo rất dã man hòng tìm ra người đã giết tên Nhi.

Sau khi hoàn thành xong nhiệm vụ, chị Cúc đã tạm lánh về quê ngoại, nhưng do bị chỉ điểm nên chị đã bị địch bắt. Chúng dùng mọi cực hình tra tấn, dụ dỗ, hăm dọa nhưng chị vẫn giữ vững khí tiết của người Đảng viên Cộng sản. Trước kẻ thù chị nhận hết việc giết tên Nhi về mình, do đó các cơ sở của ta không bị lộ, số người của quê hương bị địch bắt được tha dần. Bất lực trước sự hiên ngang và ý chí kiên cường của chị, sáng ngày 15/5/1950, giữa phiên chợ Cảnh Lâm, bọn chúng đào 1 hố sâu 2m, đóng 2 chiếc cọc, sau đó giăng 2 tay, 2 chân chị vào cọc rồi dùng dao cứa dọc, cứa ngang các bắp thịt, cắt 2 đầu vú của chị. Chúng tra tấn chị một cách dã man trước sự chứng kiến của hàng ngàn người dân trong vùng, hòng làm lung lạc ý chí căm thù giặc của Đảng viên và nhân dân ta. Song trước mũi súng và sự dã man của quân thù chị vẫn giữ khí phách hiên ngang, kiên cường, bình thản thể hiện phẩm chất cao quý của người Đảng viên Cộng sản, người chiến sỹ Công an Cách mạng, người phụ nữ kiên trung, bất khuất. Chị Cúc đã anh dũng hy sinh vào ngày 15/5/1950 ( tức ngày 29/3 âm lịch). Gương chiến đấu, hy sinh của nữ chiến sỹ CAND Bùi Thị Cúc đã được đồng bào, đồng chí cảm phục tiếc thương. Ghi nhận công lao và sự hy sinh anh dũng của người Cộng sản trẻ tuổi, người chiến sỹ Công an cách mạng, ngày 15/1/1952 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 77/SL truy tặng đồng chí Bùi Thị Cúc Huân chương độc lập hạng III và 6 chữ vàng: “Sống anh dũng, chết vẻ vang”.

Lãnh đạo và CBCS Công an tỉnh dâng hương tưởng niệm Liệt sỹ Bùi Thị Cúc

nhân kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống lực lượng ANND

Năm 1953, Bác Hồ đã mời thân mẫu của chị Cúc sang Liên Xô thăm hỏi và gặp gỡ mẹ của Anh hùng liệt sỹ Dôi-a, một nữ Anh hùng đã dũng cảm hy sinh trong chiến tranh giữ nước vĩ đại của nhân dân Liên Xô. Bè bạn thế giới trân trọng tấm gương hy sinh anh dũng của chị và đã gọi chị Bùi Thị Cúc là người con gái Việt Nam vinh quang, bài hát “Liên Xô có Dôi-a, Việt Nam có Bùi Thị Cúc” cũng ra đời từ đó. Năm 1995, nhân kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống lực lượng CAND Việt nam, Đảng, Nhà nước đã tuyên dương và truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Liệt sỹ Bùi Thị Cúc. Năm 1999, Bộ Công an đã đúc 2 tượng đài Liệt sỹ Bùi Thị Cúc bằng đồng, một tượng được đặt trang trọng tại bảo tàng CAND Việt Nam, một tượng được trang trọng đặt trong nhà tưởng niệm tại trụ sở Công an tỉnh Hưng Yên, số 6, đường Bạch Đằng, phường Minh Khai- TPHY. Ghi nhớ công lao của người nữ anh hùng kiên trung bất, nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, uống nước nhớ nguồn cho CBCS lực lượng Công an tỉnh học tập noi theo. Năm 2013 Công an tỉnh Hưng Yên đã đầu tư, xây dựng mới nhà tưởng niệm của liệt sỹ CAND Bùi Thị Cúc, tượng đài của chị được đặt trang trọng ngay trước khuôn viên trụ sở 14 tầng Công an tỉnh, số 45, đường Hải Thượng Lãn Ông, phường Hiến Nam- Thành phố Hưng Yên. Hàng năm vào những ngày lễ, tết và các ngày tổ chức sự kiện lớn, CBCS công an trong và ngoài tỉnh đều đến dâng hương, dâng hoa và báo công trước anh linh của liệt sỹ CAND Bùi Thị Cúc ... Tên của chị được vinh dự đặt cho các đường phố ở Thành phố Hưng Yên; Thành phố Hải Dương; Thị trấn Ấn Thi, tỉnh Hưng Yên cũng như nhiều đường phố khác của các tỉnh, thành phố trong cả nước. Hình ảnh của chị luôn sống mãi trong lòng nhân dân cả nước nói chung và người dân tỉnh Hưng yên và mỗi cán bộ chiến sỹ Công an tỉnh nói riêng. Chị là biểu tượng cho tấm gương sáng về tinh thần mưu trí, dũng cảm, kiên trung, bất khuất của các anh hùng liệt sỹ CAND, đã anh dũng hy sinh để bảo vệ An ninh quốc gia, giữ gìn cuộc sống bình yên cho nhân dân và là tấm gương sáng cho mỗi cán bộ chiến sỹ Công an tỉnh học tập noi theo./.