Tìm Hiểu Kiến Thức Về Ngành Và Sản Phẩm Là
Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu kiến thức về Chuyển đổi số
Ngành Kinh doanh xuất nhập khẩu Lâm sản là gì ?
Ngành kinh doanh Xuất nhập khẩu Lâm sản là một phần của ngành xuất nhập khẩu, tập trung vào mua bán, vận chuyển và giao dịch liên quan đến các sản phẩm gỗ và lâm sản giữa các quốc gia.
Lâm sản là những sản phẩm được chế biến từ nguồn gỗ tự nhiên, bao gồm các loại gỗ cưa, gỗ xẻ, ván ép, sản phẩm gỗ chế tạo, đồ nội thất gỗ, đồ dùng nội ngoại thất gỗ, đồ trang trí và các sản phẩm gỗ khác.
Ngành kinh doanh xuất nhập khẩu lâm sản thường liên quan đến hoạt động mua gỗ từ các nguồn cung cấp, xử lý, chế biến, đóng gói, vận chuyển và xuất khẩu sản phẩm gỗ đến các thị trường quốc tế.
Trong ngành này, các doanh nghiệp thường phải tuân theo các quy định về bảo vệ tài nguyên rừng, pháp lệnh môi trường, kiểm soát gỗ nhập khẩu, quy định hải quan và khác, cũng như đối mặt với các yêu cầu về chứng nhận, chất lượng và xuất xứ của sản phẩm gỗ.
Hơn nữa, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu lâm sản cũng cần theo dõi thị trường quốc tế, dự đoán xu hướng, tìm kiếm cơ hội kinh doanh, đàm phán thương mại, quản lý rủi ro và xây dựng mối quan hệ thương mại lâu dài với đối tác nước ngoài.
Ngành kinh doanh xuất nhập khẩu lâm sản có thể đóng góp vào phát triển kinh tế, xử lý gỗ, tạo ra việc làm cho cộng đồng địa phương, thúc đẩy thương mại quốc tế và đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ và quản lý bền vững tài nguyên rừng trên toàn cầu.
=>> Xem thêm: Những điều thú vị về ngành Công nghệ thực phẩm
Ngành Kinh doanh xuất nhập khẩu Lâm sản nên học trường nào?
Việc lựa chọn trường học phù hợp để học ngành Kinh doanh xuất nhập khẩu Lâm sản phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm địa điểm, nguồn tài nguyên và khả năng tài chính của bạn, và cũng phụ thuộc vào mục tiêu nghề nghiệp của bạn.
Hiện nay Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên là một trong những trường đại học hàng đầu tại Việt Nam đào tạo từ xa với chuyên ngành liên quan đến Kinh doanh xuất nhập khẩu Lâm sản. Đây là một lựa chọn tốt cho những ai quan tâm đến ngành này và muốn học tập và nghiên cứu về Kinh doanh xuất nhập khẩu Lâm sản.
Với có đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, có nền tảng nghiên cứu và ứng dụng vững chắc trong lĩnh vực Lâm nghiệp, đồng thời trang bị cho sinh viên những kỹ năng thực tiễn cần thiết trong công việc Kinh doanh xuất nhập khẩu Lâm sản. Ngoài ra, với việc học tập hoàn toàn là trực tuyến, học viên có thể chủ động về kế hoạch và thời gian học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho học viên học tập và nghiên cứu.
Sau khi tốt nghiệp, học viên cũng có cơ hội nộp đơn xin việc làm tại các doanh nghiệp, tổ chức liên quan đến lĩnh vực này hoặc có thể tiếp tục theo học các chương trình cao học, nghiên cứu sinh liên quan để nâng cao trình độ chuyên môn và phát triển sự nghiệp trong ngành Kinh doanh xuất nhập khẩu Lâm sản.
=>> Xem thêm: Ngành kinh doanh xuất nhập khẩu lâm sản hệ đào tạo từ xa
Ngành Kinh doanh xuất nhập khẩu Lâm sản hiện nay được rất nhiều bạn học viên quan tâm. Với cơ hội tương lai mở rộng, có chương trình đào tạo từ xa uy tín, TUAF tin chắc rằng ngành học này sẽ còn phát triển rộng rãi hơn nữa.
Nguồn: daotaolienthong.com, hotcourses.vn.
Nói đến một tôn giáo, người ta thường quan tâm ngay đến vấn đề liên quan đến cơ cấu tổ chức, phẩm trật cũng như giáo lý, luật lệ, lễ nghi của tôn giáo đó. Đối với đạo Công giáo, Giáo hội Công giáo là một tổ chức có quyền lực chặt chẽ và thống nhất trên toàn thế giới. Giáo hội Công giáo có 04 đặc điểm là: duy nhất, thánh thiện, công giáo, tông truyền. Theo cách hiểu thì: duy nhất là chỉ có 01 giáo hội Công giáo Rô Ma trong đó các tín hữu sẽ cùng đức tin, cùng chịu các bí tích, cùng phục quyền giáo hoàng; thánh thiện là giáo hội thiêng liêng do chúa Giê Su tạo lập, là cội nguồn của sự thánh thiện; Công giáo là ý nghĩa chung phổ quát; tông truyền là giáo hội được truyền thừa từ thời các tông đồ. Từ các đặc điểm trên, Giáo hội công giáo xây dựng một hệ thống tổ chức và phẩm trật trong giáo hội vô cùng chặt chẽ.
Về cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức của Giáo hội Công giáo gồm có ba cấp hành chính chính thức là: Giáo triều Vatican, địa phận (hay còn gọi là giáo hội địa phương) và giáo xứ (hay còn họi là giáo hội cơ sở). Ngoài ra, Giáo hội Công giáo còn có các cấp trung gian mang tính chất liên hiệp như giáo tỉnh, giáo miền, giáo hạt.
Về phẩm trật: Giáo hội Công giáo phân các chức vụ theo chức thánh gồm: Giáo hoàng, Giám mục, Linh mục, Phó tế. Ngoài các chức vụ này còn có thêm tước vị Hồng Y. Những người được nhận các chức vụ nói trên là nhận các chức Thánh để thực hiện các hoạt động mục vụ và bí tích của Giáo hội.
Và sau đây xin giới thiệu khái quát về một số nét chính liên quan đến cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động cũng như phẩm trật trong giáo hội Công giáo gắn với cơ cấu điều hành giáo hội như sau:
Đối với Giáo hoàng (hay còn gọi là Giáo chủ)
Giáo hoàng là người được tín đồ xưng là Đức thánh cha. Giáo hoàng được coi là vị kế thừa thánh tông đồ Phê-Rô, là đại diện của chúa Giêsu nơi trần gian, là vị chủ chăn tối cao đối với toàn thể tín đồ đạo Công giáo. Giáo hoàng là người có quyền tối thượng, toàn diện và trực tiếp đối với Giáo hội, từ giáo triều Vatican đến giáo hội địa phương và giáo hội cơ sở. Sau cộng đồng Vatican II (1890), Giáo hoàng có thêm một ân sủng đặc biệt làm tăng thêm quyền lực của mình đó là " Không bao giờ sai lầm về đức tin", tức là không bao giờ sai lầm khi ban bố một tín điều hay một mệnh lệnh nào của Giáo hội trên cương vị Giáo hoàng.
Giáo hoàng do Hội đồng Hồng y bầu ra khi tòa thánh trống ngôi (tức là khi vị Giáo hoàng trước qua đời) và giữ nguyên chức vị đó cho đến chết. Phẩm phục của Giáo hoàng là màu trắng[1]. Giáo hoàng thực hiện quyền lực của mình thông qua Giám mục đoàn, Hội đồng Hồng y và bộ máy giáo triều Vatican.
(Giáo hoàng Phanxicô - vị Giáo hoàng thứ 266 và hiện
là đương kim Giáo hoàng của Giáo hội Công giáo Rôma)
Đối với Giám mục đoàn và Thượng Hội đồng Giám mục:
Giám mục đoàn bao gồm tất cả các Giám mục trên thế giới hợp với Giáo hoàng để duy trì sự hiệp thông và cai quản toàn Giáo hội. Do vậy, Giám mục đoàn là thiết chế quan trọng nhất để hỗ trợ cho quyền lực của Giáo hoàng.
Trước những vấn đề quan trọng của Giáo hội liên quan đến đức tin, đường hướng hoạt động, chấn chỉnh tổ chức... thì Giám mục đoàn được nhóm họp để bàn định dưới sự triệu tập, điều hành của Giáo hoàng và các cuộc họp này Giáo hội gọi là công đồng chung. Tất cả những quyết định của Công đồng chung chỉ có hiệu lực thực hiện khi Giáo hoàng cùng các thành viên của Công đồng chung chấp thuận và do chính Giáo hoàng phê chuẩn, công bố.
Đối với những việc xét thấy không đến mức triệu tập Công đồng chung thì Giáo hoàng triệu tập Thượng hội đồng Giám mục để giải quyết. Định chế của Thượng hội đồng Giám mục được thiết lập ngày 15/9/1965 vào đời Giáo hoàng Phao - Lô VI và duy trì cho đến ngày nay. Thượng hội đồng Giám mục là hội nghị các Giám mục được lựa chọn từ các khu vực trên thế giới. Thượng hội đồng Giám mục được họp theo định kỳ thông thường hoặc bất thường để bàn định những việc liên quan đến lợi ích Giáo hội hoặc là hội nghị đặc biệt để bàn về một vấn đề quan trọng hay công việc liên quan đến từng khu vực. Chỉ có Giáo hoàng là người được triệu tập, phê chuẩn thành viên Thượng hội đồng Giám mục và ấn định nội dung cuộc họp. Giữa hai kỳ họp của Thượng hội đồng Giám mục có một văn phòng làm việc và văn phòng này hoạt động dưới sự điều hành của Tổng thư ký do Giáo hoàng chỉ định.
Như vậy, với tính chất, cách thức hoạt động như trên thì Thượng hội đồng Giám mục được xem là cơ quan thường trực của Giám mục đoàn.
Hồng y là một chức sắc cao cấp trong Giáo hội Công giáo, được xếp ngay dưới Giáo hoàng[2]. Theo quy định của Giáo luật thì các vị Hồng y của Giáo hội thành lập một cộng đoàn riêng, gọi là Hồng y đoàn. Nhiệm vụ của Hồng y đoàn là bầu Giáo hoàng và giúp Giáo hoàng điều hành Giáo hội, nhất là trong điều khiển công việc hàng ngày. Cơ chế các Hồng y bầu Giáo hoàng được hình thành từ thế kỷ XII, dưới thời Giáo hoàng A Lếch xăng III (1159-1181) và duy trì cho đến ngày nay.
Hồng y có ba bậc: Bậc Giám mục, bậc Linh mục và bậc Phó tế. Hồng y bậc Giám mục được Giáo hoàng ban tước hiệu cho một nhà thờ xung quanh Rôma; Hồng y bậc linh mục và Phó tế được Giáo hoàng ban trước hiệu cho một nhà thờ ở nội ô Rô Ma. Người được tiến cử Hồng y phải nổi trội về tác phong, đạo đức và khôn ngoan trong cách xử sự. Các Hồng y được tấn phong bằng một quyết định của Giáo hoàng và được công bố trước Hồng Y đoàn. Trước đây các Hồng y chủ yếu là người Italia và làm việc trong Giáo triểu Vatican. Tuy nhiên, từ thời Giáo hoàng Pi-ô V (giữa thế kỳ XVI), tước vị Hồng y có ở nhiều nước trên thế giới. Theo quy định, các Hồng y là quan chức trong Giáo triều nghỉ hưu ở tuổi 75 và các Hồng y trên 80 tuổi sẽ không được tham gia bầu cử Giáo hoàng.
Giáo triều Vatican là cơ quan đầu não của Giáo hội Công giáo (cấp hình chính đạo lớn nhất), được tổ chức như một bộ máy nhà nước thế quyền. Lúc đầu, Giáo triều Vatican chỉ là Văn phòng Chưởng ấn Tòa thánh, có nhiệm vụ soạn thảo và ban hành các sắc chỉ, văn thư của Giáo hoàng; sau đó giáo triều Vatican được tổ chức quy củ mô phỏng theo nhà nước phong kiến La Mã.
Sau Công đồng Vatican II (khai mạc ngày 11/10/1962 và bế mạc ngày 08/12/1965)[3], bộ máy của Giáo triều Vatican được cải tổ gọn nhẹ và năng động hơn để phù hợp với yêu cầu mới về cả hai mặt tôn giáo và xã hội. Từ năm 1989, Giáo triều Vatican xây dựng tổ chức gồm có: Phủ Quốc khanh, 09 bộ, 11 Hội đồng, 03 tòa án và 03 văn phòng. Các bộ là cơ quan điều hành, Hội đồng là cơ quan cổ vũ, Tòa án là cơ quan tư pháp, Văn phòng là cơ quan phục vụ chuyên môn. Ở đây, chúng ta sẽ tìm hiểu sơ bộ về Phủ Quốc khanh, các bộ, Hội đồng, tòa án và văn phòng để hiểu rõ hơn vai trò, chức năng của các tổ chức này trong Giáo triều Vatcan.
Thứ nhất: Phủ vụ quốc khanh gồm có 02 bộ là Bộ Thường vụ và Bộ Ngoại giao. Trong khi Bộ thường vụ là đơn vị xét duyệt các công việc hàng ngày của Tòa thánh, cố vấn cho các cơ quan truyền thông và văn phòng thống kê thì Bộ Ngoại giao lại giải quyết các vấn đề liên quan đến quan hệ với chính quyền dân sự.
Thứ hai: về 09 bộ của Tòa thánh: (1) Bộ Giáo lý đức tin có trách nhiệm bảo vệ và xem xét giáo lý đức tin; bộ này có quan hệ chặt chẽ với Ủy ban về kinh thánh và ủy ban thần học của Giáo hoàng. (2) Bộ Giáo hội địa phương có trách nhiệm liên quan đến Giáo hội Phương đông tại các nước trên thế giới. (3) Bộ phụng tự kỷ luật và bí tích có trách nhiệm giám sát những việc liên quan đến hoạt động phụng vụ, nhất là các bí tích; bộ này có quan hệ chặt chẽ với Ủy ban chuyên xử lý các vấn đề về hôn phối. (4) Bộ truyền thánh chuyên giải quyết các vấn đề liên quan đến việc tuyên phong chân phước, thánh nhân và lưu giữ các bí tích. (5) Bộ Giám mục chuyên lo các việc liên quan đến các Giám mục và quyền tài phán của các Giám mục kể cả việc các Giám mục đi chầu Giáo hoàng và viếng đền thánh Phêrô, Phaolô theo quy định. (6) Bộ truyền giảng phúc âm cho các dân tộc có trách nhiệm hướng dẫn và phối hợp các công việc truyền giáo trên thế giới; có thẩm quyền bao trùm lên các vùng truyền giáo mới được hình thành, kể cả việc thiết lập hàng giáo phẩm. (7) Bộ Giáo sĩ chuyên lo các công việc liên quan đến đời sống, quyền lợi, bổn phận và kỷ luật của giáo sĩ. (8) Bộ tu sĩ chuyên lo công việc của dòng tu và việc duy trì các tu sĩ, từ việc thành lập, bãi bỏ, chuyển đổi đến xây dựng nội quy, quy chế, việc hiệp thông giữa các dòng. (9) Bộ Giáo dục công giáo chuyên lo việc tổ chức và hoạt động giáo dục công giáo, phụ trách các vấ đề liên quan đến chủng viện...
Thứ ba: về 11 hội đồng Giáo hoàng: (1) Hội đồng Giáo hoàng về giáo dân; (2) Hội đồng Giáo hoàng cổ vũ sự hợp nhất kitô hữu; (3) Hội đồng Giáo hoàng về gia đình; (4) Hội đồng Giáo hoàng về công lý và hòa bình; (5) Hội đồng Giáo hoàng đồng tâm; (6) Hội đồng Giáo hoàng về mục vụ cho người di dân và du mục; (7) Hội đồng Giáo hoàng về mục vụ cho nhân viên y tế; (8) Hội đồng Giáo hoàng về giải thích các văn bản giáo luật; (9) Hội đồng Giáo hoàng về đối thoại liên tôn; (10) Hội đồng Giáo hoàng về văn hóa; (11) Hội đồng Giáo hoàng về truyền thông xã hội.
Thứ tư: về các Tòa giảng của Giáo hoàng: (1) Tòa ân giải tối cao có quyền phán quyết những vấn đề về lương tâm; miễn trừ nghĩa vụ, tháo gỡ những lời khấn và ban các ân xá; (2) Tòa tối cao pháp viện là tòa án tối cao của Giáo hội để giải quyết những vụ việc liên quan đến thủ tục tố tụng, việc tuân thủ luật lệ, lễ nghi và quyền lợi. Tòa tối cao pháp viện cũng là tòa tối cao của quốc gia Vatican; (3) Tòa thượng thẩm là tòa án phúc thẩm đối với mọi vụ việc kháng án lên tòa thánh Vatican
Thứ năm: về 03 văn phòng: (1) Văn phòng quản lý tông tòa; (2) văn phòng quản trị tài sản tông tòa; (3) văn phòng kinh tế tông tòa. Ngoài ra, còn có một số văn phòng khác như: Văn phòng quản gia Giáo hoàng, văn phòng báo chí Tòa thánh; văn phòng thông tin Vatican, văn phòng thống kê... và các ủy ban của Giáo hoàng như: ủy ban Giáo hoàng về khảo cổ học, ủy ban Giáo hoàng về lịch sử, ủy ban Giáo hoàng về di sản văn hóa của Giáo hội...
Theo quy định, các Bộ, ủy ban của Giáo triều Vatican phải thường xuyên có những cuộc họp để bàn định công việc. Có hai loại hội nghị, trong đó hội nghị thông thường chỉ triệu tập những ủy viên có mặt tại Roma để giải quyết những việc thông thường và hội nghị toàn thể là mời các ủy viên trên toàn thế giới về dự họp. Theo quy định, mỗi năm các Bộ, các ủy ban họp ít nhất một lần phiên họp toàn thể, tuy nhiên thực tế không phải năm nào cũng họp được mà thường ba năm họp phiên toàn thể một lần.
Đối với địa phận và các nhóm Giáo hội địa phương.
Địa phận còn gọi là Giáo hội riêng hay Giáo phận; đây là một cộng đoàn tín hữu giới hạn trong một phạm vi địa lý nhất định. Địa phận là cấp hành chính đạo chính thức của Giáo hội trực thuộc tòa thánh Vatican trên mọi phương diện. Có những nơi, có một cộng đoàn tín hữu nhất định nhưng vì lý do riêng nên chưa được Tòa thánh quyết định thành lập hàng địa phận thì được gọi là các Phủ doãn tông tòa và Giám quản tông tòa - đây cũng là đơn vị hành chính tương đương cấp địa phận. Việc thành lập, bãi bỏ, thay đổi địa phận và các nhóm giáo hội địa phương đều do Tòa thánh quyết định.
Cai quản địa phận là một Giám muc. Ngoài địa phận của mình, Giám mục cũng có thể kiêm những địa phận khác kể cả khi với danh hiệu Giám quản. Theo Giáo luật, Giám mục có tất cả quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trong phạm vi quản lý của mình. Giám mục có quyền thành lập những quy định trong địa phận theo Giáo luật; có quyền thành lập, bãi bỏ, thay đổi các giáo hội cơ sở (giáo xứ); có quyền phong chức, bổ nhiệm, điều chuyển, kỷ luật linh mục trong địa phận; có quyền triệu tập Công đồng địa phận (gồm những linh mục đã được bầu ra và đại diện một số giáo dân). Cũng theo giáo luật, Giám mục phải tiến hành kinh lý tất cả các giáo xứ trong địa phận; định kỳ 05 năm một lần Giám mục phải đến Vatican viếng mộ hai thánh tông đồ Phaolô và Phêrô và yết kiến Giáo hoàng.
Tiêu chuẩn của một Giám mục theo quy định của Giáo hội phải là người có đức tin vững chắc, hạnh kiểm tốt, nhiệt thành, khôn ngoan, có danh tiếng tốt; phải là người có ít nhất 35 tuổi đời trở lên và chịu chức Linh mục ít nhất 05 năm. Việc phong Giám mục thuộc thẩm quyền của Tòa thánh Vatican.
Trợ giúp việc mục vụ và cai quản địa phận cho Giám mục là một Giám mục phó, Giám mục phụ tá, Hội đồng tư vấn, Hội đồng Linh mục...Giám mục phó là người có quyền kế vị Giám mục; Giám mục phụ tá có thể là một hay nhiều người nhưng Giám mục phụ tá không có quyền kế vị Giám mục. Khi Tòa Giám mục trống ngôi, Giám mục phó đương nhiên trở thành Giám mục địa phận. Nếu không có Giám mục phó thì việc cai quản địa phận thuộc quyền của Giám mục phụ tá cho đến khi có Giám mục mới. Nếu có nhiều Giám mục phụ tá thì chọn người có nhiều thâm niên chức vụ lâu năm nhất làm người cai quản; trường hợp không có Giám mục phụ tá thì chọn cử trong các linh mục ra một giám quản. Bên cạnh đó, Tòa Giám mục còn có một số chức danh khác như: Đại diện, tổng đại diện, văn phòng, thư ký, văn thư lưu trữ, hội đồng hành chính quản trị...để giúp công việc cho Giám mục.
Giáo tỉnh, Giáo miền là các nhóm giáo hội riêng được Tòa thánh Vatican lập ra nhưng lại không được xem là cấp hành chính đạo chính thức của Giáo hội.
Về Giáo tỉnh, theo quy định tại Điều 413 của Bộ giáo luật Công giáo 1983 thì "Để cổ vũ hoạt động mục vụ chung giữa nhiều giáo phận gần nhau, tùy theo hoàn cảnh con người và địa phương, cũng như để thắt chặt mối quan hệ tương trợ giữa các Giám mục Giáo phận hơn nữa, các Giáo hội địa phương gần nhau phải được kết hợp thành các giáo tỉnh được giới hạn trong một địa hạt nhất định". Giáo tỉnh tuy không phải là một cấp hành chính đạo chính thức nhưng Giáo tỉnh có tư cách pháp nhân theo Luật trong tổ chức giáo hội. Người đứng đầu Giáo tỉnh là một Tổng Giám mục và Tổng Giám mục sẽ có các quyền hạn chất định như: Liệu sao để đức tin và kỷ luật Giáo hội được tuân giữ cách chu đáo, nếu có những lạm dụng xảy ra thì thông báo cho Đức Giáo hoàng Roma biết; Thực hiện việc kinh lý theo Giáo luật; đề cử Giám mục địa phận sau tám ngày trống ngôi mà chưa có Giám quản; Tổng Giám mục có quyền cử hành mọi nghi lễ tại các nhà thờ trong Giáo tỉnh sau khi báo cho Giám mục địa phận biết. Nếu là tại nhà thờ Chính tòa của địa phận thì Tổng Giám mục có thể cử hành nghi lễ như một Giám mục trong chính địa phận của mình.
Về Giáo miền, theo quy định tại Điều 439 của Bộ giáo luật Công giáo thì "Công đồng Giáo miền là công đồng tập hợp tất cả các Giáo hội địa phương thuộc cùng một Hội đồng Giám mục, phải được tổ chức mỗi khi Hội đồng Giám mục ấy xét thấy cần thiết hay hữu ích với sự phê chuẩn của Tông tòa". Giáo miền không phải là cấp hành chính đạo của Giáo hội nên không nhất thiết có tư cách pháp nhân trong hệ thống tổ chức của Giáo hội. Thực chất của Giáo miền chính là một hình thức liên hiệp các Giáo hội địa phương để tăng cường sự hợp nhất giữa các Giám mục nhằm hỗ trợ cho việc truyền giáo, quản lý hoạt động mục vụ và thiết lập mối quan hệ giữa tổ chức giáo hội với chính quyền nhà nước. Thông thường các Giám mục trong Giáo miền sẽ lập ra Hội đồng Giám mục; Hội đồng Giám mục này sẽ có nhiệm vụ triệu tập công đồng toàn miền để bàn thảo và định ra những nghị quyết, đường hướng hoạt động trong khuôn khổ giáo hội cho phép.
Giáo xứ còn được gọi là giáo hội cơ sở; là cộng đồng tín hữu có tổ chức được thiết lập một cách bền vững trong địa phận. Giáo xứ là đơn vị cuối cùng có tư cách pháp nhân trong giáo hội. Theo Điều 518 của Bộ giáo luật Công giáo năm 1983 thì "... Giáo xứ phải có tính chất tòng thổ, nghĩa là bao gồm tất cả các Kitô hữu thuộc một địa hạt nhất định. Tuy nhiên, ở đâu thấy thuận lợi, thì phải thiết lập các giáo xứ tòng nhân, xét theo lễ điển, ngôn ngữ, quốc tịch của các Kitô hữu trong một địa hạt và còn xét theo bất cứ một lý do nào khác".
Mỗi Giáo xứ có một Linh mục Chính xứ đứng đầu. Tuy nhiên, trong điều kiện thiếu linh mục thì một linh mục có thể cai quản nhiều giáo xứ; linh mục Chính xứ được Giám mục địa phận bổ nhiệm và là người duy nhất có quyền trong việc cai quản giáo xứ. Quyền hạn của linh mục Chính xứ là: Thực hiện các phép bí tích cho giáo dân trong giáo xứ (trừ bí tích thêm sức và bí tích truyền chức thánh); lập và lưu giữ cẩn thận sổ rửa tội, sổ hôn phối, sổ tử và các sổ sách khác để báo cáo thường kỳ cho Giám mục những vẫn đề đó; cử hành các nghi lễ tôn giáo ngày chủ nhật và những ngày lễ buộc; cử hành nghi lễ an táng cho các giáo dân qua đời trong giáo xứ.
Trợ giúp cho linh mục Chính xứ có linh mục Phó xứ và các Phó tế. Mỗi giáo xứ lập ra một hội đồng giáo xứ gồm đại diện các giáo dân để hỗ trợ việc cai quản giáo xứ của linh mục Chính xứ. Theo truyền thống, mỗi xứ lập ra Ban hàng phủ nay gọi là Ban Chấp hành Giáo xứ, đứng đầu là chức Chánh trương, ở những xứ có họ lẻ thì lập chức trùm họ. Giáo xứ được Giáo hội Công giáo quan tâm củng cố vì đó là cơ sở làm nền tảng cho giáo hội; nơi diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng của giáo dân, là nơi thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa giáo quyền và giáo dân.
Giáo hạt thực chất là một đơn vị liên hiệp giữa các giáo xứ trong phạm vi địa phận do Giám mục thiết lập. Giáo hạt không có pháp nhân trong cơ cấu tổ chức giáo hội. Mỗi Giáo hạt có một Linh mục đứng đầu gọi là hạt trưởng. Hạt trưởng có thể do các linh mục bầu ra, hoặc do Giám mục chỉ định. Quyền hạn của Hạt trưởng là cổ vũ sự liên hiệp các hoạt động mục vụ trong hạt; tổ chức, đôn đốc việc trao đổi kiến thức thần học cho các linh mục; theo dõi, lo liệu tình hình đời sống giáo sĩ về vật chất và tinh thần lúc bình thường cũng như ốm đau; linh mục hạt trưởng không có thẩm quyền cai quản trên các giáo xứ trong hạt.
Như vậy qua tìm hiểu cho thấy hệ thống tổ chức và phẩm trật trong giáo hội Công giáo là vô cùng chặt chẽ; đến nay người Công giáo vẫn tin rằng Giáo hội chính là một cộng đồng hữu hình, có tổ chức mà Chúa Giê Su tạo lập ra trước khi về trời để lưu tồn sự hiện diện của Thiên chúa ở nơi trần thế.
[1] Hiện nay, Giáo hội Công giáo trải qua thời kỳ trị vì của 265 vị giáo hoàng, trong đó có 206 vị là người Italya; 13 vị người Pháp; 03 vị người Tây Ban Nha; 01 vị người Bồ Đào Nha; 10 vị người Hy lạp; 03 vị người Châu phi
[2] Theo Điều 351 của Bộ giáo luật năm 1983, để tuyển cử Hồng Y, đức Giáo hoàng Roma tự do chọn lựa những người thuộc nam giứoi, ít là phải có chức Linh mục, trổi vượt về học thuyết, tác phong, đạo đức và khôn ngoan xử lý công việc. Tuy nhiên, những vị chưa là Giám mục phải được thu phong Giám mục.
[3] Công đồng là hội nghị gồm các Giám mục và các chức vị trong Giáo hội Công giáo chính thứ nhóm họp để bàn thảo và quyết định các vấn đề thuộc Giáo luật, lễ nghi, đường hướng hoạt động của Giáo hội.
Ngành Dược đối với thí sinh đã quá quen thuộc. Thế nhưng ngành Dược mỹ phẩm là ngành học khiến nhiều người bỡ ngỡ. Cùng tìm hiểu ngay ngành Dược mỹ phẩm là gì và cơ hội nghề nghiệp khi theo học.
Dược mỹ phẩm hay còn có tên quốc tế là Cosmeceuticals. Ngành học này là sự kết hợp tinh hoa của khoa học kỹ thuật tiến bộ của dược học vào chế tạo các bộ sản phẩm làm đẹp dành cho phái nữ.
Qua thời gian, Dược mỹ phẩm đã trở thành một ngành học được coi trọng. Nó không còn chỉ dừng lại ở một làn da đẹp mà nhờ có khoa học kỹ thuật cùng kiến thức về Dược học sẽ giúp da đẹp từ bên trong tạo nên một làn da khỏe đẹp và an toàn.
Xem ngay: ngành Dược thi khối nào để biết thêm thông tin
Khi theo học ngành học này, bạn sẽ biết được chuyên sâu về sự kết hợp của các chất tự nhiên, những hoạt tính sinh học ẩn sâu trong chúng. Để sản phẩm làm đẹp vừa có công dụng làm đẹp vừa cải thiện sâu bên trong theo đúng khoa học thì bạn cần biết cách tách chiết, bào chế, tổng hợp. Ngoài ra, học ngành này bạn còn biết cách điều chế nước hoa, điều phối hương liệu, tinh dầu cũng như các bộ sản phẩm làm đẹp cao cấp khác.
Ở Việt Nam, ngành học này còn nhiều bỡ ngỡ nên khá ít trường đào tạo về ngành này. Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Vinh, Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu đào tạo ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học. Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN, Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại học Cần Thơ, Đại học Quy Nhơn đào tạo ngành Hóa dược có chuyên ngành dược mỹ phẩm. Hiện nay nguồn cung ứng trong nước cả về nguyên vật liệu lẫn nhân lực là rất nhỏ trong khi nhu cầu của thị trường là vô cùng lớn. Theo thống kê nguyên liệu sản xuất từ nước ngoài Việt Nam vẫn phải nhập khẩu đến 90%.
Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu làm đẹp của con người này càng tăng cao. Vì thế, ngành học này vẫn còn nhiều tiềm năng trong tương lại. Bên cạnh đó, có ít trường đào tạo nên để theo học được ngành Dược mỹ phẩm cũng khá khó.
3 khối là A (Toán, Vật lý, Hóa học), B (Toán, Hóa học, Sinh học) và D7 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh) các trường kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia dùng để tuyển sinh cho chuyên ngành này. Khi theo học, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ các kỹ năng để làm việc.
Ngành học này còn chưa phát triển mạnh trong nước nên các em sẽ được thường xuyên trao đổi, hợp tác làm việc với các doanh nghiệp mỹ phẩm nước ngoài để học hỏi. Thêm vào đó, bạn sẽ được tham gia vào quá trình chuyển giao dây chuyền công nghệ sản xuất để áp dụng vào nước nhà.