Thời Hạn Thực Hiện Giấy Phép Môi Trường
Sau khi Luật môi trường 2020 chính thức có hiệu lực ngày 01/01/2022, việc tích hợp 7 loại giấy phép môi trường thành phần thành Giấy phép môi trường đã mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp về cả thời gian, chi phí, gỡ rối những thủ tục rườm rà.
Thời hạn xin cấp Giấy phép môi trường
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp quy định tại Khoản 2 Điều 39 của Luật này đã đi vào vận hành chính thức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành phải có giấy phép môi trường trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành , trừ trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, giấy phép xử lý chất thải nguy hại, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi (sau đây gọi chung là giấy phép môi trường thành phần).
Giấy phép môi trường thành phần được tiếp tục sử dụng như giấy phép môi trường đến hết thời hạn của giấy phép môi trường thành phần hoặc được tiếp tục sử dụng trong thời hạn 05 năm kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành trong trường hợp giấy phép môi trường thành phần không xác định thời hạn.
Căn cứ theo Điểm d , Khoản 2, Điều 29 Nghị định 08/2022/NĐ-CP (Hiệu lực ngày 10/01/2022) phải có Giấy phép môi trường trước thời hạn quy định:
+ Trước 45 ngày đối với Cấp phê duyệt là cấp Bộ Tài nguyên và Môi trường;
+ Trước 30 ngày đối với cấp phê duyệt là Ủy ban nhân dân Tỉnh;
+ Đối với cấp phê duyệt là Ủy ban nhân dân Huyện, tính đến thời điểm phải có Giấy phép môi trường.
NƠI TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ LIÊN KẾT THỰC HIỆN CÁC LOẠI HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG UY TÍN
Water Care là đơn vị tiên phong trong việc cung cấp và liên kết cung cấp chuỗi dịch vụ về môi trường hàng đầu với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý và xin cấp giấy phép cho các loại hồ sơ môi trường.
Water Care có đội ngũ tư vấn pháp lý chuyên sâu, hỗ trợ tận tình các vấn đề liên quan đến quy trình thực hiện, chuẩn bị hồ sơ và tiếp đoàn kiểm tra lĩnh vực môi trường (nếu cần thiết). Đồng thời đưa ra được các giải pháp tối ưu giúp khách hàng xử lý những vấn đề môi trường theo từng ngành nghề. Thương hiệu Water Care đã được đăng ký bản quyền bởi Cục sở hữu trí tuệ. Là nơi mà khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm trao gửi niềm tin và nhận được trải nghiệm dịch vụ tốt nhất.
Mọi thắc mắc về Báo cáo công tác bảo vệ môi trường cần thiết xin Quý khách vui lòng liên hệ Hotline: 0835 31.81.81 để được tư vấn hỗ trợ 24/24.
CÔNG TY TNHH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG WATER CARE
Địa chỉ: I45/14, Đường NI16, KCN Mỹ Phước III, Phường Thới Hòa, Tx. Bến Cát, Bình Dương.
Zalo OA: https://zalo.me/watercarco
Nội dung của giấy phép môi trường gồm những gì?
Giấy phép môi trường bao gồm các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020:
- Thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;
- Nội dung cấp phép môi trường;
- Yêu cầu về bảo vệ môi trường;
- Thời hạn của giấy phép môi trường;
Trong đó, nội dung cấp phép môi trường sẽ gồm:
- Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; dòng nước thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải; vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải;
- Nguồn phát sinh khí thải; lưu lượng xả khí thải tối đa; dòng khí thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải; vị trí, phương thức xả khí thải;
- Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung;
- Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý, số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;
- Loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Có thể thấy, nội dung của giấy phép môi trường được tích hợp các nội dung của giấy phép môi trường thành phần trước đây (như Giấy phép xử lý chất thải nguy hại; Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; Giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi…).
, nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ ngay đến tổng đài
b) Căn cứ cấp Giấy phép môi trường
Căn cứ cấp Giấy phép môi trường được tiến hành theo Khoản 1, Điều 42 Luật bảo vệ môi trường 2020 (Hiệu lực 01/01/2022);
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch Tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu ảnh hưởng của môi trường (Trừ Điểm e khoản này);
- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường;
- Các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên nước và các quy định khác;
Tại thời điểm cấp Giấy phép môi trường, trường hợp quy hoạch về bảo vệ môi trường quốc gia, quy họach tỉnh, phân vùng môi trường, khả năng chịu tải của môi trường chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì việc cấp Giấy phép môi trường được thực hiện căn cứ tại các Điểm a, b, c, đ khoản này.
Giấy phép môi trường có thời hạn bao lâu?
Tùy thuộc vào nhóm đối tượng được cấp phép, giấy phép môi trường có thời hạn lâu nhất là 10 năm (theo khoản 4 Điều 40 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14). Cụ thể, giấy phép môi trường có thời hạn như sau:
- 07 năm đối với giấy phép môi trường cấp cho dự án đầu tư nhóm I và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm I;
- 10 năm đối với giấy phép môi trường cấp cho dự án đầu tư nhóm II, III và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước 01/01/2022 có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm II, III.
Tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư được quy định tại Điều 28 Luật này gồm:
- Quy mô, công suất, loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
- Diện tích sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển; quy mô khai thác tài nguyên thiên nhiên;
- Yếu tố nhạy cảm về môi trường bao gồm: Khu dân cư tập trung; nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, thủy sản; đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên; vùng đất ngập nước quan trọng; yêu cầu di dân, tái định cư và yếu tố nhạy cảm khác về môi trường...
Và dự án đầu tư được phân thành dự án đầu tư nhóm I, II, III, IV, trong đó, dự án đầu tư nhóm I, II, III phải có giấy phép môi trường. Cụ thể:
Dự án nhóm I (có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức độ cao)
- Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
- Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
- Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn/quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
- Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn/quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
- Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
- Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.
Dự án nhóm II (có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, trừ dự án nhóm I)
- Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình;
- Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
- Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình/quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
- Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình/quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
- Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
- Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình.
Dự án nhóm III (ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường, trừ dự án nhóm I, II)
- Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất nhỏ;
Dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có phát sinh nước thải, bụi, khí thải phải được xử lý/phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải.
Lưu ý: Các dự án nêu trên thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định thì được miễn giấy phép môi trường.