Khoản 6 Điều 2 Luật Cư trú năm 2020 quy định: " Lưu trú là việc công dân ở lại một địa điểm không phải nơi thường trú hoặc nơi tạm trú trong thời gian ít hơn 30 ngày."

Quy định về thông báo lưu trú là gì?

Luật Cư trú 2020 và Nghị định 144/2021/NĐ-CP đã quy định rõ các quy tắc liên quan đến việc thông báo lưu trú. Theo quy định này, quá trình thông báo lưu trú có thể được thực hiện trực tiếp tại trụ sở Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an tại nơi người lưu trú đến hoặc thông qua ứng dụng VNEID.

Nội dung chi tiết của thông báo lưu trú bao gồm:

♦ Họ và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, số hộ chiếu của người lưu trú.

Những quy định này giúp đảm bảo rằng quá trình thông báo diễn ra một cách đầy đủ và chính xác, góp phần vào quản lý lưu trú một cách hiệu quả.

Vai trò của cơ sở lưu trú du lịch

Cơ sở lưu trú du lịch đóng vai trò quan trọng trong ngành du lịch, đồng lòng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch trong việc lưu trú, nghỉ ngơi và khám phá các điểm tham quan du lịch. Cụ thể, cơ sở lưu trú du lịch đảm nhận các vai trò sau:

♦ Cung cấp chỗ ở cho khách du lịch: Đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi và thư giãn của khách du lịch, cung cấp môi trường lưu trú thoải mái và an ninh.

♦ Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội: Tạo ra cơ hội việc làm và nguồn thu nhập cho cộng đồng địa phương, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội.

♦ Thúc đẩy giao lưu văn hóa, quốc tế: Tạo ra không gian giao lưu văn hóa giữa khách du lịch và cộng đồng địa phương, đồng thời đóng vai trò là điểm gặp gỡ quốc tế, thúc đẩy sự hiểu biết và tương tác giữa các quốc gia.

Những thắc mắc thường gặp về cơ sở lưu trú

Cơ sở lưu trú du lịch phát triển đa dạng về loại hình, quy mô và chất lượng để đáp ứng nhu cầu cao của khách du lịch. Việc hiểu rõ cơ sở lưu trú là gì và tuân thủ quy định khai báo cơ sở lưu trú là quan trọng cho cả du khách và doanh nghiệp lưu trú, nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật và hỗ trợ công tác quản lý du lịch của nhà nước.

Hoạt động của các cơ sở lưu trú thông qua việc sử dụng cơ sở vật chất kĩ thuật của khách sạn và hoạt động phục vụ của các nhân viên đã giúp chuyển dần giá trị từ dạng vật chất sang dạng tiền tệ dưới hình thức “khấu hao”.

Vì vậy kinh doanh lưu trú không thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, mà thuộc lĩnh vực kinh doanh dịch vụ.

Nhà trọ có phải cơ sở lưu trú không?

Theo quy định của Luật Du lịch 2017, cơ sở lưu trú du lịch được định nghĩa là các địa điểm cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú của khách du lịch. Nhà trọ, với chức năng cung cấp dịch vụ lưu trú cho người dân, có thể là khách du lịch hoặc không, có thể được xem xét như một loại cơ sở lưu trú du lịch nếu nó đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết để phục vụ khách du lịch. Điều này có nghĩa là nhà trọ có thể được xem xét là một phần trong lĩnh vực cơ sở lưu trú du lịch, nhưng điều quan trọng là phải đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu đặt ra cho loại hình này.

Thủ tục thông báo lưu trú như thế nào?

Có 2 hình thức thông báo lưu trú phổ biến mà khách du lịch có thể áp dụng sau đây:

Công dân thực hiện thủ tục thông báo lưu trú trực tiếp tại trụ sở Công an xã, phường, thị trấn hoặc đồn, trạm Công an nơi người lưu trú đến theo các bước quy định sau:

♦ Mang theo giấy tờ tùy thân (Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, Hộ chiếu, Sổ tạm trú, Thẻ tạm trú) và giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp (Giấy tờ chứng minh là chủ nhà, giấy tờ chứng minh là người ở nhờ, giấy tờ chứng minh là người được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở).

♦ Khai báo thông tin về thời gian và địa điểm lưu trú.

♦ Cán bộ Công an sẽ kiểm tra và đối chiếu thông tin, tiến hành thủ tục thông báo lưu trú.

Thông báo lưu trú qua ứng dụng VNEID:

Công dân thực hiện thủ tục thông báo lưu trú qua ứng dụng VNEID theo các bước sau:

♦ Tải và cài đặt ứng dụng VNEID trên điện thoại thông minh.

♦ Đăng ký tài khoản VNEID theo hướng dẫn.

♦ Khai báo thông tin về thời gian và địa điểm lưu trú.

♦ Chấp nhận các điều khoản và điều kiện của ứng dụng VNEID.

Đây là những cách thuận tiện giúp công dân thực hiện thông báo lưu trú một cách đơn giản và nhanh chóng.

Cơ sở lưu trú hộ gia đình là gì?

Cơ sở lưu trú hộ gia đình là dạng cơ sở lưu trú do hộ gia đình hoặc cá nhân tự tổ chức, thường có từ 2 đến 15 phòng ngủ. Để được xem xét là một loại cơ sở lưu trú hộ gia đình, nó cần đáp ứng các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết để phục vụ khách du lịch. Phổ biến, loại hình này thường được biết đến với tên gọi "homestay," nơi du khách có thể trải nghiệm không gian ấm cúng, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của gia đình địa phương.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú:

+ Khách sạn: là cơ sở lưu trú du lịch, có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách lưu trú và sử dụng dịch vụ. Người quản lý và nhân viên khách sạn đều phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch. Hình thức khách sạn bao gồm các loại sau:

– Khách sạn thành phố là khách sạn được xây dựng tại các đô thị, chủ yếu phục vụ khách thương gia, khách công vụ, khách tham quan du lịch với quy mô dựa vào tiêu chuẩn đánh giá sao từ 1 – 5 sao.

– Khách sạn nghỉ dưỡng: là khách sạn được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, căn hộ, bungalow ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan của khách du lịch.

– Khách sạn bên đường là khách sạn được xây dựng gần đường giao thông, gắn với việc cung cấp nhiên liệu, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện vận chuyển và cung cấp các dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch.

+ Biệt thự du lịch: là biệt thự có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú, nhân viên trực 24 giờ môi ngày.

+ Căn hộ du lịch: là căn hộ có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê, có thể tự phục vụ trong thời gian lưu trú và người quản lý căn hộ phải được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.

+ Tàu thủy lưu trú du lịch: là tàu trong tình trạng tốt, còn hạn đăng kiểm; có áo phao, phao cứu sinh, phương tiện thông tin liên lạc, tủ thuốc cấp cứu ban đầu; có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê. Người quản lý, nhân viên phục vụ được tập huấn về nghiệp vụ du lịch, kỹ năng cứu hộ trên sông, biển

+ Bãi cắm trại du lịch: là khu vực đất được quy hoạch ở nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, nước sạch có kết cấu hạ tầng, có cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và dịch vụ cần thiết phục vụ khách cắm trại. Có bảo vệ trực

+ Nhà nghỉ du lịch: là cơ sở lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cần thiết phục vụ khách du lịch như khách sạn nhưng không đạt tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn, có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày và Chủ nhà nghỉ, nhân viên được tập huấn về nghiệp vụ du lịch

+ Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê: là nơi sinh sống của người sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp trong thời gian cho thuê lưu trú du lịch, có trang thiết bị, tiện nghi cho khách du lịch thuê lưu trú, có thể có dịch vụ khác theo khả năng đáp ứng của chủ nhà. Chủ nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.

Các thủ tục cần thực hiện đối với kinh doanh cơ sở lưu trú:

+ Đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch;

+ Xin giấy phép an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy

+ Xin giấy phép an ninh trật tự

+ Nếu cơ sở có cung cấp dịch vụ ăn uống thì còn cần đảm bảo yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm

Lưu ý rằng nếu người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài muốn kinh doanh dịch vụ lưu trú cần cần được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam cấp phép cư trú (cấp thẻ tạm trú).

Căn cứ Điều 49 Luật Du lịch 2017 thì điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch là:

– Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật

– Doanh nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật. Như theo quy định tại Khoản 22 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP thì kinh doanh dịch vụ lưu trú là một trong những ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự nên để kinh doanh dịch vụ này thì doanh nghiệp cần phải đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự. Bên cạnh đó là các yêu cầu về điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường.

– Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch theo quy định tại Mục 3 Chương V Nghị định 168/2017/NĐ-CP, cụ thể:

+ Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với khách sạn được quy định tại Điều 22 Nghị định 168/2017/NĐ-CP, gồm: Có hệ thống điện, hệ thống cấp nước sạch và thoát nước; Có tối thiểu 10 buồng ngủ; có quầy lễ tân, phòng vệ sinh chung; Có nơi để xe cho khách đối với khách sạn nghỉ dưỡng và khách sạn bên đường; Có bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống đối với khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn nổi, khách sạn bên đường; Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới;Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày và người quản lý, nhân viên được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.

+ Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với biệt thự du lịch theo quy định tại Điều 23 Nghị định 168/2017/NĐ-CP là: Có hệ thống điện, hệ thống cấp nước sạch và thoát nước; Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới; Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày và phải có khu vực tiếp khách, phòng ngủ, bếp và phòng tắm, phòng vệ sinh.

+ Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với căn hộ du lịch được quy định tại Điều 24 Nghị định 168/2017/NĐ-CP, theo đó, các điều kiện này là: Có hệ thống điện, hệ thống cấp nước sạch và thoát nước; Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới; Có khu vực tiếp khách, phòng ngủ, bếp và phòng tắm, phòng vệ sinh và người quản lý căn hộ được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.

+ Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với tàu thủy lưu trú du lịch theo Điều 25 Nghị định 168/2017/NĐ-CP, gồm: Tàu trong tình trạng tốt, còn hạn đăng kiểm; có áo phao, phao cứu sinh, phương tiện thông tin liên lạc, tủ thuốc cấp cứu ban đầu; Có điện, nước sạch; có thiết bị thu gom rác thải, nước thải bảo đảm vệ sinh môi trường; Có khu vực đón tiếp khách, phòng ngủ (cabin), phòng tắm, phòng vệ sinh, bếp, phòng ăn và dịch vụ phục vụ ăn uống; Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới; Người quản lý, nhân viên được tập huấn về nghiệp vụ du lịch và người quản lý, nhân viên phục vụ được tập huấn về nghiệp vụ du lịch, kỹ năng cứu hộ trên sông, biển.

+ Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với nhà nghỉ du lịch theo quy định tại Điều 26 Nghị định 168/2017/NĐ-CP gồm: Có điện, nước sạch và hệ thống thoát nước; Có khu vực đón tiếp khách và phòng ngủ; có phòng tắm, phòng vệ sinh chung trong trường hợp phòng ngủ không có phòng tắm, vệ sinh riêng; Có giường, đệm, chăn, gối, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới; Có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày và người quản lý, nhân viên được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.

+ Điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê được quy định tại Điều 27 Nghị định 168/2017/NĐ-CP gồm: Có đèn chiếu sáng, nước sạch; Có khu vực sinh hoạt chung; có khu vực lưu trú cho khách; có bếp, phòng tắm, phòng vệ sinh; Có giường, đệm hoặc chiếu; có chăn, gối, màn, khăn mặt, khăn tắm; thay bọc đệm hoặc chiếu; thay bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới và chủ nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê được tập huấn về nghiệp vụ du lịch.

Còn điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ đối với bãi cắm trại du lịch theo quy định tại Điều 28 Nghị định 168/2017/NĐ-CP là: Có khu vực đón tiếp khách, khu vực dựng lều, trại, đỗ xe, phòng tắm, vệ sinh chung; Có nước sạch; Có dụng cụ, trang thiết bị dựng lều trại; có tủ thuốc cấp cứu ban đầu; Có nhân viên bảo vệ trực khi có khách và phải có nhân viên trực 24 giờ mỗi ngày.

Ngoài ra, trước khi đi vào hoạt động chậm nhất 15 ngày, cơ sở lưu trú du lịch có trách nhiệm gửi thông báo bằng văn bản tới Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi có cơ sở lưu trú du lịch về những nội dung về: Tên, loại hình, quy mô cơ sở lưu trú du lịch; Địa chỉ cơ sở lưu trú du lịch, thông tin về người đại diện theo pháp luật và Cam kết đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch.

Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi có cơ sở lưu trú du lịch có trách nhiệm tổ chức kiểm tra điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc công tác kiểm tra, Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải gửi thông báo bằng văn bản về kết quả kiểm tra đến cơ sở lưu trú du lịch.

Trường hợp không đáp ứng điều kiện tối thiểu tương ứng với loại hình cơ sở lưu trú du lịch thì Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu cơ sở lưu trú du lịch bổ sung, hoàn thiện, đáp ứng điều kiện tối thiểu hoặc thay đổi loại hình cơ sở lưu trú du lịch phù hợp. Và cơ sở lưu trú du lịch có nghĩa vụ thông báo lại bằng văn bản về việc thay đổi đó.