Trung tâm môi giới hôn nhân là dịch vụ khá phổ biến gần đây, đặc biệt cùng với nhu cầu kết hôn với người nước ngoài ngày càng nhiều. Tuy pháp luật đã có những quy chế riêng để hạn chế tác động tiêu cực của hình thức môi giới này nhưng vẫn có những đơn vị cố ý thực hiện trái pháp luật. Vậy người dân đang có nhu cầu môi giới trong hôn nhân cần chú ý những gì khi lựa chọn dịch vụ này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Tổng đài pháp luật.

Trung tâm môi giới hôn nhân trái pháp luật sẽ bị xử phạt thế nào?

Anh Thương (Nha Trang) có câu hỏi: Tôi đã tới một trung tâm môi giới hôn nhân với người nước ngoài và được hứa sẽ được kết nối gặp gỡ online trong vòng 5 ngày. Đây là đơn vị hoạt động khá uy tín nên tôi cũng rất tin tưởng trả 5 triệu để tìm được đối tượng tốt, lúc đặt cọc tiền tôi đã yêu cầu ký hợp đồng rõ ràng. Tuy nhiên tới ngày hẹn thì đại diện trung tâm nói tôi phải trả thêm 3 triệu nữa tiền phí môi giới trong khi không có quy định về khoản tiền này. Tôi có tìm hiểu trên mạng thì thấy đáng lẽ các loại hình trung tâm này không được phép thu phí hoạt động. Vậy xin hỏi luật sư nếu tôi tố cáo thì công ty này có bị kết tội lừa đảo không, tôi có được hoàn tiền không?

Trả lời: Tuy các hình thức môi giới kết hôn trở nên rất phổ biến hiện nay nhưng cũng không thể tránh khỏi tình trạng một số đối tượng lợi dụng lòng tin của người dân để trục lợi. Thực tế cho thấy hiện nay pháp luật chưa cho phép hình thức môi giới trong hôn nhân, đặc biệt là hôn nhân có yếu tố nước ngoài hoạt động tự do.

Các đơn vị được cấp phép chỉ có duy nhất các trung tâm hôn nhân gia đình thành lập bởi Hội phụ nữ hoặc Hội liên hiệp phụ nữ địa phương từ cấp tỉnh. Nguyên tắc hoạt động của các cơ sở này phải tuân theo quy định của Nghị định 68/2002/NĐ-CP như sau:

“Hoạt động hỗ trợ kết hôn theo quy định tại Nghị định này phải tuân thủ nguyên tắc nhân đạo, phi lợi nhuận. Nghiêm cấm hoạt động kinh doanh dịch vụ môi giới kết hôn hoặc lợi dụng việc hỗ trợ kết hôn nhằm mua bán phụ nữ, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác”

Trong trường hợp anh nhận thấy bên cung cấp dịch vụ có hành vi thu tiền ngoài những khoản đã quy định, có dấu hiệu vi phạm pháp luật, anh hoàn toàn có thể tố cáo tới cơ quan địa phương. Khi đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xử phạt đúng quy định với hành vi lừa đảo này theo Nghị định 82/2020/NĐ-CP như sau:

“Điều 39. Hành vi vi phạm quy định về tổ chức, hoạt động của trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Hoạt động trong trường hợp không còn đủ điều kiện hoạt động;

b) Hoạt động vượt quá phạm vi, nội dung ghi trong giấy đăng ký hoạt động;

c) Đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác ngoài thù lao theo quy định khi thực hiện tư vấn, hỗ trợ về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;

d) Không giữ bí mật các thông tin, tư liệu về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của các bên theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, khi vi phạm pháp luật trung tâm môi giới hôn nhân có thể sẽ bị xử phạt hành chính lên tới 10 triệu đồng. Đồng thời, cơ quan chức năng sẽ có nghĩa vụ phân xử cho người bị hại là anh để đòi lại quyền lợi chính đáng cho mình. Nếu trong quá trình tố cáo, khởi kiện có bất cứ vướng mắc nào, anh có thể liên hệ Tổng đài pháp luật để được hỗ trợ cụ thể hơn.

Các chủ thể trong quan hệ tuyển dụng lao động

Trong quan hệ tuyển dụng lao động, có hai chủ thể chính là nhà tuyển dụng và người lao động. Trong trường hợp này chị A sẽ đóng vai trò là nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan hoặc tổ chức nhà nước có nhu cầu tuyển dụng lao động để thực hiện công việc của mình. Người lao động là cá nhân có năng lực, kỹ năng và kinh nghiệm để làm việc trong lĩnh vực được yêu cầu bởi nhà tuyển dụng. Người lao động có thể làm việc trực tiếp cho nhà tuyển dụng hoặc thông qua các công ty tuyển dụng, trung gian tuyển dụng.

Điểm a khoản 1 Điều 6 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: "Người sử dụng lao động có quyền: Tuyển dụng, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động”. Tuy nhiên khi tuyển dụng lao động cho doanh nghiệp , NSDLĐ sẽ phải lưu ý một số vấn đề như sau:

Tuyển dụng NLĐ không đúng trình tự thủ tục có bị phạt không?

Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP ngày 17/01/2022 của Chính phủ đã đưa ra mức phạt với hành vi vi phạm về tuyển dụng, quản lý lao động như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:

a) Không khai trình việc sử dụng lao động theo quy định;

b) Thu tiền của người lao động tham gia tuyển dụng lao động;

c) Không thể hiện, nhập đầy đủ thông tin về người lao động vào sổ quản lý lao động kể từ ngày người lao động bắt đầu làm việc;

d) Không xuất trình sổ quản lý lao động khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Phân biệt đối xử trong lao động trừ các hành vi phân biệt đối xử quy định tại điểm d khoản 1 Điều 13, khoản 2 Điều 23, khoản 1 Điều 36 và khoản 2 Điều 37 Nghị định này;

b) Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;

c) Không báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định;

d) Không lập sổ quản lý lao động hoặc lập sổ quản lý lao động không đúng thời hạn hoặc không đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định pháp luật.

3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: lôi kéo; dụ dỗ; hứa hẹn; quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích bóc lột, cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp Quý khách hàng cần tư vấn và thắc mắc về trình tự tuyển dụng lao động, xin hãy liên hệ với Luật Ánh Ngọc để được tư vấn và báo giá.

Trả lời:  Về quy định cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời:

Điểm d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Cấm các hành vi sau đây: … d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng”.

Khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba”.

Theo các quy định nêu trên, pháp luật về hôn nhân và gia đình chỉ cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời thuộc phạm vi quy định tại Khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

Trả lời:  Về quy định cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời: Điểm d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Cấm các hành vi sau đây: … d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng”. Khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba”. Theo các quy định nêu trên, pháp luật về hôn nhân và gia đình chỉ cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời thuộc phạm vi quy định tại Khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.