Khu Vực Mĩ Latinh
Được thành lập vào năm 1962, bao gồm 4 cơ sở dạy tiếng Nhật ở trong và xung quanh Tokyo, và đã mở rộng thêm các cơ sở ở nước ngoài. Trường cũng đang tập trung vào việc hỗ trợ cuộc sống ở Nhật Bản, hỗ trợ giáo dục nâng cao và hỗ trợ việc làm.
SSDH- Mỹ Latinh là địa điểm du học lý tưởng với vô vàn điều đáng mong chờ như: các trường đại học đẳng cấp thế giới, lễ hội văn hóa sống động, ẩm thực phong phú đa dạng, cuộc sống về đêm đầy thú vị tại những thanh phố sinh viên nổi tiếng, và cả những người địa phương vô cùng thân thiện và ấm áp. Ngoài những nét đặc trưng trên, Mỹ Latinh còn là nơi có những danh lam thắng cảnh đậm nét lịch sử, cảnh quan thiên nhiên xinh đẹp và cả những tòa kiến trúc kết hợp giữa vẻ đẹp truyền thống và hiện đại.
Dưới đây là danh sách 10 địa điểm đẹp nhất tại Mỹ Latinh:
Trải dài qua cả 3 vùng biên giới của Brazil, Argentina và Paraguay, Thác Iguazu được tạo thành từ 275 thác nước khác nhau và rộng gấp đôi Thác Niagara. Chiều cao lớn nhất của thác có thể lên tới 80m, và toàn bộ khu vực rộng 2,700m này đã được UNESCO công nhận là một trong những Di sản Thế giới.
Hầu hết các thác nước đều nằm ở Argentina, bao gồm điểm thu hút khách du lịch nhất – Garganta del Diablo(được mệnh danh là Devil’s Throat, tạm dịch: Họng của quỷ) trong khi ở Brazil bạn hoàn toàn có thể thu toàn cảnh dãy thác nước vào trong tầm mắt của mình. Nếu cảm thấy bản thân đã ngắm khung cảnh ngoạn mục này đủ lâu, xung quanh bạn sẽ luôn những loài động vật hoang dã hoặc rừng nhiệt đới để khám phá. Ngoài ra, bạn có thể bơi dưới thác nước, đi thuyền có hướng dẫn viên du lịch hoặc thậm chí tự mình chèo thuyền băng qua những dòng nước nổi bọt trắng xóa.
Tip: Chi phí tham quan thác Iguazu ở Brazil rẻ hơn so với Argentina và Paraguay. Và để có thể chụp cận cảnhGarganta del Diablo, hãy đi bộ thông qua khu rừng cận nhiệt đới của Công viên Quốc gia Iguazu (National Iguaçu Park) và đi thang máy lên trên đỉnh thác.
Argentina là nhà của vùng đất thiên đường mang tên Patagonia – khu vực chung biên giới với Chile và được ca ngợi là một trong những địa điểm đẹp nhất Mỹ La-tinh. Patagonia ở Argentina là sự kết hợp hoàn hảo của những vùng băng phẳng lặng trải dài như thảo nguyên (điển hình là Glaciar Perito Moreno), thảm thực vật đầy màu sắc và cả vô vàn loài động vật gần dãy Andes.
Tip: Bạn không thể bỏ lỡ Cueva de las Manos (Cave of Hands, tạm dịch: Hang động của những bàn tay) khi đã đến Santa Cruz, Argentina. Tên của thắng cảnh này được lấy cảm hứng từ những bức tranh vẽ trên tường được cho là có niên đại khoảng 8,000 năm trước Công nguyên, đặc biệt thu hút với dấu ấn của hàng trăm bàn tay khác nhau.
[Tham khảo: Những thiên đường du lịch thế giới bạn nên khám phá trước khi chúng biến mất]
Tọa lạc ở phía Tây Nam của Bolivia, Salar de Uyuni là cánh đồng muối lớn nhất thế giới trải dài tới 10,582 và cao 3,656m trên mực nước biển. Salar cực kỳ phẳng và có lớp vỏ muối giàu liti với ước tính khoảng 11 tỷ tấn muối. Mỗi khi trời đổ mưa, tầng nước mỏng sẽ biến lớp bề mặt thô ráp thành một tấm gương khổng lồ. Đây chính là đặc điểm có một không hai khiến cho Salar de Uyuni trở thành điểm thu hút khách du lịch đến và chụp những bức ảnh tuyệt đẹp và đầy sáng tạo.
Mặc dù du khách đều có xu hướng chọn hình thức du lịch cộng đồng (ở lại nhà người dân địa phương), nhiều khách sạn tại đây cũng mang đến những trải nghiệm độc đáo, điển hình như Palacio de Sal (Palace of Salt). Đây là một trong nhiều khách sạn có sàn nhà, tường, trần nhà, đồ đạc và điêu khắc đều được tạo nên hoàn toàn bằng muối. Chính vì vậy mà khách sạn này phải đưa ra quy định nghiêm cấm khách du lịch tới “thưởng thức” các bức tường.
Tip: Đừng bỏ lỡ Train Cemetery (Nghĩa địa Tàu hỏa) giữa sa mạc đầy cổ kính, trước đây là trung tâm phân phối các chuyến tàu chở khoáng sản tới các cảng Thái Bình Dương.
Từng là một thị trấn khai thác mỏ thuộc địa, Ouro Preto ngày nay đã trở thành một thị trấn du học thịnh vượng với Universidade Federal de Ouro Preto (UFOP) xếp hạng thứ 111 trong danh sách các trường đại học khu vực Mỹ La-tinh.
Với lối kiến trúc Baroque được gìn giữ cẩn thận qua nhiều thế kỷ, những con đường lát đá cuội cổ kính và vô số tòa nhà cổ khác nhau, Ouro Preto tự hào là một trong những Di sản Thế giới được UNESCO công nhận. Thị trấn này thường khoác lên mình vẻ yên tĩnh, ngoại trừ tháng 2 và 3 là thời điểm diễn ra một số lễ hội Carnival náo nhiệt với những trang phục đặc sắc và giai điệu truyền thống. Những dãy đồi dốc và nhỏ nhắn của Ouro Preto chính là nơi hoàn hảo để bạn có thể vừa tản bộ và khám phá vẻ đẹp của những cây cầu, đài phun nước và viện bảo tàng của thị trấn.
Bạn có biết: Nhà điêu khắc Antônio Francisco Lisbôa (còn được biết đến với biệt danh Aleijadinho – little cripple) đã tạo ra nhiều công trình Baroque nổi tiếng của thị trấn? Truyền thuyết kể rằng mặc dù căn bệnh suy nhược của Aleijadinho ngày một trầm trọng, ông vẫn tiếp tục làm việc bất chấp việc mất đi ngón tay và chỉ có thể sử dụng chân để điêu khắc.
[Tham khảo: Những địa điểm du lịch tự nhiên đẹp ngỡ như ảo ảnh thị giác]
Công viên Quốc gia Torres del Paine nằm ở phía Nam Chile và là khu vực giao thoa của rừng cận cực Magellan và dãy Pantagonian. Điểm du lịch ngoạn mục này cũng được liệt kê trong danh sách top 5 địa điểm đẹp nhất trên thế giới theo National Geographic.
Du khách đến với Torres del Paine có thể bắt gặp tất cả mọi thứ: những dòng sông băng khổng lồ (rộng nhất là sống Glacier Grey), đỉnh núi nhọn đầy tuyết Cuernos del Paine, những hồ nước tinh khôi như băng nguyên sơ, những dòng sông và thác nước trắng xóa, thảm thực vật xanh tốt và cả loài lạc đà guanaco. Đây chính là một trong những công viên rộng nhất và nổi tiếng nhất tại Chile, cũng là nơi vô cùng thích hợp với những chuyến đi bộ đường dài.
Tip: Dù đi bộ ở W Circuit hay Big Circuit, bạn cũng nên đi cùng hướng dẫn viên để có những trải nghiệm tuyệt vời nhất: họ có thể dẫn bạn đi đường vòng đến những địa điểm được yêu thích nhất, ngoài ra cũng giới thiệu cho bạn nơi để câu cá bằng ruồi, chèo thuyền kayak, hay đi bộ đường dài trên băng cùng tất cả những trang thiết bị cần thiết.
Cartagena (Cartagena de Indias) thường được mệnh danh là thành phố cảng đẹp nhất Colombia. Tọa lạc ở bờ biển phía Nam Colombia, Cartagena là thành phố lớn thứ 5 và nổi tiếng với những pháo đài và khu phố được bao quanh bởi những bức tường từ thời thuộc địa. Với những công trình quân sự lớn nhất Nam Mỹ, Cartagena được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1984.
Những người dân địa phương thân thiện trong trang phục đầy màu sắc, các quán cà phê ngoài trời, bãi biển đầy cát và xe ngựa cổ kính kết hợp với một loạt kiến trúc thuộc địa kiểu Ý đã tạo nên một khung cảnh hoàn hảo để bạn có thể chiêm ngưỡng trong khi tìm ra đường ra khỏi mê cung trên những con hẻm rải đầy sỏi.
Bạn có biết: Cartagena là thành phố được lựa chọn làm điểm dừng chân của những tay cướp biển vùng Caribe thực sự.
Khu Bảo tồn Sinh học Rừng Mây Monteverde có tên gọi như vậy là bởi nó luôn có những đám mây tầng thấp bao quanh. Khu vực rộng 10,500ha này gồm có 6 khu sinh thái với tỉ lệ đa dạng sinh học cao đáng kể, hơn 500 loài chim khác nhau, loài Cóc Vàng địa phương và số lượng phong lan lớn nhất trên thế giới.
Mỗi năm có khoảng 70,000 du khách đến tham quan những con đường mòn và cây cầu treo chạy khắp khu Bảo tồn. Nếu không có tâm trạng đi bộ đường dài, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn các tour du lịch zip-line hoặc cưỡi ngựa.
Bạn có biết: Từ khu Bảo tồn bạn có thể nhìn thấy cả Thái Bình Dương và biển Caribe, do vị trí của nó nằm trên Đường phân chia Lục địa (Continental Divide).
[Tham khảo: Du lịch hè ở Dublin, Ireland nên đi đâu?]
Guatemala là nhà của Di sản Thế giới được UNESCO công nhận mang tên Tikal – một trong những di tích khảo cổ lớn nhất của nền văn minh Maya. Tọa lạc ở trung tâm rừng nhiệt đới, thành phố hẻo lánh này là nơi thường được các nhà khảo cổ học lựa chọn để khám phá các lăng mộ, di tích, đền thờ và cả cung điện cổ kính.
Tikal đã được tu sửa một phần bởi University of Pennsylvania và chính phủ Guatemala. Kiến trúc đá vôi của nó có thể dễ dàng nhìn thấy trong hàng nghìn công trình cổ xưa như những cung điện hoàng gia, bệ nghi lễ, kim tự tháp và Plaza of the Seven Temples (Quần thể 7 ngôi đền).
Tip: Hãy sử dụng cầu thang gỗ và leo lên trên đỉnh của các ngôi đền để có thể thu được khung cảnh ngoạn mục nhất. Bạn cũng có thể tham gia tour khám phá các tán rừng, lượn lờ trên dây cáp treo giữa những tán cây cao ngay bên ngoài cổng vào Công viên Quốc gia Tikal.
Địa điểm nổi tiếng nhất ở Peru có thể coi là Machu Picchu – được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới và là 1 trong 7 Kỳ quan Mới của Thế giới.
Nằm cách 2,430m trên mực nước biển, địa điểm văn hóa nguyên sơ này gồm 3 công trình chính: Inti Watana, Temple of the Sun và Room of the Three Windows – tất cả đều nằm ở Sacred District của Machu Picchu. Đi theo Inca Trail chính là con đường phổ biến nhất để khám phá Machu Picchu và phía Nam Wayna Picchu, mặc dù một số tour du lịch hiện nay thường đề xuất dịch vụ zip-line, đạp xe hoặc đi bè.
Bạn có biết: Mặc dù là một trong những biểu tượng nổi tiếng nhất của nền văn minh Inca, nhưng Machu Picchu vẫn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn. Rất nhiều cuộc tranh cãi đã nổ ra giữa các nhà khảo cổ học về chức năng của Machu Picchu, nhưng tất cả đều đồng ý rằng đây là nơi sinh sống và diễn ra nhiều hoạt động tôn giáo của người dân.
Venezuela là nhà của thác nước cao nhất thế giới mang tên Angel Falls tại Công viên Quốc gia Canaima.
Được biết đến với cái tên Salto Ángel trong tiếng Tây Ban Nha và Kerepakupai Vená trong ngôn ngữ của thổ dân da đỏ Pemon, Thác Angel đứng ở độ cao ngất ngưởng 979m. Thác nước ngoạn mục này đổ xuống rìa của núi Auyantepui trong Công viieen Quốc gia Canaima. Đây còn là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận, đóng vai trò là cửa ngõ dẫn đến Thác Angel.
Bạn có biết: Thác Angel là nguồn cảm hứng cho bối cảnh của một số phim hoạt hình của Disney như Up và Dinosaur, và cả phim hài – kinh dị mang tên Arachnophobia. Ngoài ra, tác giả Arthur Conan Doyle cũng lấy thác nước này làm nguồn cảm hứng cho Table Mountains (tepui) phía Đông Nam Venezuela khi viết tác phẩm The Lost World.
Thống kê cho thấy nợ công trong khu vực Mỹ Latinh và Caribe đã tăng từ 2.440 tỷ USD năm 2010 lên 3.520 tỷ USD vào năm 2019 và đến cuối năm 2022 lên tới 4.010 tỷ USD.
Theo số liệu thống kê của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), nợ công của các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe đã tăng lên trong đại dịch COVID-19 và vượt 4.000 tỷ USD.
Mức nợ đã tăng lên kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu vào năm 2020, khi các quốc gia phản ứng nhằm tăng cường hệ thống y tế công cộng, hỗ trợ các gia đình và bảo vệ cơ cấu sản xuất, dẫn đến thâm hụt tài chính kỷ lục.
Ngay trong thập kỷ trước, sự kết thúc của siêu chu kỳ nguyên liệu thô (xuất khẩu mạnh đã hỗ trợ các nền kinh tế trong khu vực) và sự tăng trưởng chậm lại, cùng với thâm hụt tài chính cao và kéo dài, đã dẫn đến mức nợ công khu vực không ngừng gia tăng.
Thống kê cho thấy nợ công trong khu vực đã tăng từ 2.440 tỷ USD năm 2010 lên 3.520 tỷ USD vào năm 2019 và đến cuối năm 2022 lên tới 4.010 tỷ USD.
Những con nợ lớn nhất là Brazil với 1.840 tỷ USD và Mexico với 950 tỷ USD. Sự gia tăng này diễn ra phổ biến và vào năm 2022, 19 trên tổng số 33 quốc gia trong khu vực có mức nợ công tương đương 60% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trở lên, so con số 9 quốc gia vào năm 2010.
Trong số đó, 12 nước ghi nhận mức nợ từ 80% GDP trở lên, so với 5 nước vào năm 2010. Mức tăng nợ công lớn nhất trong giai đoạn 2010-2022 được ghi nhận ở Venezuela, Suriname, Bahamas, Bolivia và Argentina.
Ngược lại với xu hướng chung trong khu vực, mức nợ công đã giảm ở Belize, Grenada, Guyana, Jamaica và Saint Kitts và Nevis.
Hai quốc gia sau cùng trong danh sách trên đã thực hiện hợp nhất tài chính quy mô lớn trong bối cảnh có các thỏa thuận với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Theo UNCTAD, nợ nước ngoài hiện là nguồn tài chính ngày càng quan trọng cho các hoạt động của chính phủ ở một số quốc gia ở Mỹ Latinh và Caribe.
Tại một nửa số quốc gia trong khu vực, nợ nước ngoài đã tăng từ 17,5% GDP lên 30,3% GDP trong giai đoạn 2010-2021, và mức tăng này đã đặt gánh nặng lớn hơn lên nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu.
Cùng giai đoạn này, tỷ lệ giữa nợ công nước ngoài và xuất khẩu đã tăng từ 74% lên 114,3%. Xu hướng ngày càng xấu đi này cảnh báo rằng các nước đang phải đối mặt với những thách thức ngày càng tăng trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính đối ngoại với năng lực xuất khẩu hiện tại của mình.
UNCTAD cảnh báo xu hướng nợ công này sẽ làm gia tăng các thách thức phát triển đối với các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe vào thời điểm khó khăn hiện tại./.
Báo cáo quý 2 của Banxico đưa ra kịch bản tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai Mỹ Latinh trong năm 2024 sẽ ở mức thấp nhất là 1,1% và cao nhất là 1,9% và trung bình là 1,5%.
Quản lý: Huỳnh Thị Kim ThoaĐịa chỉ: 311 Trường Chinh, (Số Cũ: 127/5) , KP2, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP.HCMNgày thành lập: 03/03/2017Liên hệ: 0358 846 665Thành lập tháng 3 năm 2017. HAPPY PLUS Quận 12 nằm trên tuyến đường đông đúc nhộn nhịp, gần ngã tư An Sương-cửa ngõ phía Bắc của Thành phố, toạ lạc tại cổng...
TUYỂN GẤP: LĐPT (TV hoặc CT), Tuổi 16-50 (Ưu tiên cả gia đình muốn làm chung). Miễn phí giới thiệu (Hoàn toàn), hỗ trợ di chuyển, nhà trọ. Lương tương xứng, trả Đúng, Đủ, chính xác. Hãy tin tưởng vào Chúng Tôi bạn sẽ có công việc như mong muốn. Cảm ơn đã liên hệ, tin tưởng. Chi tiết việc làm bên dưới…
A-CTY SX KHÓA KÉO-NHẬT BẢN (NHƠN TRẠCH, ĐỒNG NAI)
TUYỂN LĐPT NAM, NỮ TỪ 18 - 35 TUỔI ĐI LÀM NGAY
+ CÔNG TY BAO CƠM TRƯA VÀ TĂNG CA
+ NHẬN VIỆC NGAY THANH TOÁN LƯƠNG ĐÚNG, ĐỦ.
+ CÓ HỖ TRỢ ỨNG LƯƠNG ĐỂ CÓ CHI PHÍ SINH HOẠT (THÁNG ĐẦU TIÊN).
+ ĐÃ TIÊM VACXIN ÍT NHẤT 1 MŨI (trên 14 ngày) MŨI 2 VÀ F0 KHỎI BỆNH có giấy ra viện.
HỖ TRỢ PHỎNG VẤN, KHÔNG THU PHÍ NGƯỜI LAO ĐỘNG.
☎ Liên hệ: 096.317.41.51 Chị Duyên
☎ Liên hệ: 0785.602.702 Anh Phú
B-CTY SX LINH KIỆN ĐIỆN TỬ (NHƠN TRẠCH, ĐỒNG NAI)
TUYỂN LĐPT NAM, NỮ TỪ 18 - 35 TUỔI ĐI LÀM NGAY
+ CÔNG TY BAO CƠM TRƯA VÀ TĂNG CA
+ NHẬN VIỆC NGAY THANH TOÁN LƯƠNG ĐÚNG, ĐỦ.
+ CÓ HỖ TRỢ ỨNG LƯƠNG ĐỂ CÓ CHI PHÍ SINH HOẠT (THÁNG ĐẦU TIÊN).
+ ĐÃ TIÊM VACXIN ÍT NHẤT 1 MŨI (trên 14 ngày) MŨI 2 VÀ F0 KHỎI BỆNH có giấy ra viện.
HỖ TRỢ PHỎNG VẤN, KHÔNG THU PHÍ NGƯỜI LAO ĐỘNG.
☎ Liên hệ: 096.317.41.51 Chị Duyên
☎ Liên hệ: 0785.602.702 Anh Phú
C-CTY SX MÁY MÓC CN (NHƠN TRẠCH, ĐỒNG NAI)
TUYỂN LĐPT NAM, NỮ TỪ 18 - 40 TUỔI ĐI LÀM NGAY
+ CÔNG TY BAO CƠM TRƯA VÀ TĂNG CA
+ NHẬN VIỆC NGAY THANH TOÁN LƯƠNG ĐÚNG, ĐỦ.
+ CÓ HỖ TRỢ ỨNG LƯƠNG ĐỂ CÓ CHI PHÍ SINH HOẠT (THÁNG ĐẦU TIÊN).
+ ĐÃ TIÊM VACXIN ÍT NHẤT 1 MŨI (trên 14 ngày) MŨI 2 VÀ F0 KHỎI BỆNH có giấy ra viện.
HỖ TRỢ PHỎNG VẤN, KHÔNG THU PHÍ NGƯỜI LAO ĐỘNG.
☎ Liên hệ: 096.317.41.51 Chị Duyên
☎ Liên hệ: 0785.602.702 Anh Phú
D-CTY MAY MẶC NIKE(BÌNH SƠN, LONG THÀNH, ĐỒNG NAI)
TUYỂN LĐPT NAM, NỮ TỪ 18 - 40 TUỔI ĐI LÀM NGAY
+ CÔNG TY BAO CƠM TRƯA VÀ TĂNG CA
+ NHẬN VIỆC NGAY THANH TOÁN LƯƠNG ĐÚNG, ĐỦ.
+ CÓ HỖ TRỢ ỨNG LƯƠNG ĐỂ CÓ CHI PHÍ SINH HOẠT (THÁNG ĐẦU TIÊN).
+ ĐÃ TIÊM VACXIN ÍT NHẤT 1 MŨI (trên 14 ngày) MŨI 2 VÀ F0 KHỎI BỆNH có giấy ra viện.
HỖ TRỢ PHỎNG VẤN, KHÔNG THU PHÍ NGƯỜI LAO ĐỘNG.
☎ Liên hệ: 096.317.41.51 Chị Duyên
☎ Liên hệ: 0785.602.702 Anh Phú
E-CÔNG TY SẢN XUẤT NỘI THẤT KCN PHÚ MỸ-BRVT
TUYỂN LĐPT NAM, NỮ TỪ 16 - 50 TUỔI ĐI LÀM NGAY (ƯU TIÊN CÙNG GIA ĐÌNH)
+ CÔNG TY BAO CƠM TRƯA VÀ TĂNG CA
+ NHẬN VIỆC NGAY THANH TOÁN LƯƠNG ĐÚNG, ĐỦ.
+ CÓ HỖ TRỢ ỨNG LƯƠNG ĐỂ CÓ CHI PHÍ SINH HOẠT (THÁNG ĐẦU TIÊN).
+ ĐÃ TIÊM VACXIN ÍT NHẤT 1 MŨI (trên 14 ngày) MŨI 2 VÀ F0 KHỎI BỆNH có giấy ra viện.
HỖ TRỢ PHỎNG VẤN, KHÔNG THU PHÍ NGƯỜI LAO ĐỘNG.
☎ Liên hệ: 096.317.41.51 Chị Duyên
☎ Liên hệ: 0785.602.702 Anh Phú
F-CTY SX CƠ KHÍ (KVN AMATA-BIÊN HÒA-ĐỒNG NAI)
TUYỂN LĐPT NAM, NỮ TỪ 18 - 45TUỔI ĐI LÀM NGAY
+ CÔNG TY BAO CƠM TRƯA VÀ TĂNG CA
+ NHẬN VIỆC NGAY THANH TOÁN LƯƠNG ĐÚNG, ĐỦ.
+ CÓ HỖ TRỢ ỨNG LƯƠNG ĐỂ CÓ CHI PHÍ SINH HOẠT (THÁNG ĐẦU TIÊN).
+ ĐÃ TIÊM VACXIN ÍT NHẤT 1 MŨI (trên 14 ngày) MŨI 2 VÀ F0 KHỎI BỆNH có giấy ra viện.
HỖ TRỢ PHỎNG VẤN, KHÔNG THU PHÍ NGƯỜI LAO ĐỘNG.
☎ Liên hệ: 090.840.8172 Anh Hiếu (Zalo)
G-CTY SX GỖ NỘI THẤT (KCN Long Khánh-Đồng Nai)
TUYỂN LĐPT NAM, NỮ TỪ 18 - 45 TUỔI
HỖ TRỢ PHỎNG VẤN, KHÔNG THU PHÍ NGƯỜI LAO ĐỘNG.
☎ Liên hệ: 097.366.3815 ANH PHƯƠNG (ZALO)
Những quốc gia thuộc Liên Âu quy định sẽ phải gia nhập hệ thống Euro (6)
Quốc gia thuộc Liên Âu có quyền rút khỏi hệ thống Euro (1)
Khu vực ngoài khối Liên Âu dùng Euro theo thỏa hiệp riêng (4)
Khu vực ngoài khối Liên Âu dùng Euro mà không có thỏa hiệp (2)
Khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu là một nhóm các quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu sử dụng đồng Euro làm đơn vị tiền tệ chính thức của mình. Hiện tại có 20 nước.
Có 20 nước sau đây đã đưa đồng Euro làm tiền tệ chính thức vào lưu hành:
Tháng 11 năm 2004, Hy Lạp đã không thỏa mãn đủ các điều kiện gia nhập theo thời điểm quy định trong Hiệp định Masstricht. Hơn nữa Hy Lạp đã che giấu vụ thâm hụt ngân sách quốc gia và báo cáo giả mạo các số liệu cho Ủy ban châu Âu. Tuy nhiên, sự việc này không có hậu quả pháp lý vì các hiệp định đều không đề cập đến những trường hợp kể trên.
Một vài quốc gia khác đã tham gia vào liên minh tiền tệ với thành viên trong vùng Euro và vì vậy cũng đưa đồng Euro vào sử dụng như là tiền tệ chính thức. Các quốc gia này là:
Bên cạnh các thành viên chính thức, một số quốc gia hay địa phận khác cũng đã tự quyết định chọn Euro làm tiền tệ chuẩn (không có quyết định của EU):
Các thành viên không chính thức này đã từ bỏ tiền tệ riêng hay từ bỏ một trong số những tiền tệ trước đây và thay vào đó là dùng Euro, vì thế mà (về mặt đồng Euro) các thành viên này không còn độc quyền tiền tệ nhưng lại không có ảnh hưởng đến chính sách lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu.
2 quốc gia trong vùng Euro, Hà Lan và Pháp, có địa phận ở hải ngoại. Tiền tệ của các địa phận thuộc Hà Lan (đồng Florin của Aruba và đồng Gulden của Antillen) đã và vẫn đang gắn với đồng đô la Mỹ và không bị tác động bởi việc đưa đồng Euro vào lưu hành tại Hà Lan cũng như trong các nước thành viên khác.
Tại các địa phận thuộc Pháp phải phân biệt giữa các khu hành chính hải ngoại (tiếng Pháp: Départements d’Outre-Mer) bao gồm Guyane thuộc Pháp, Guadeloupe, Martinique, Réunion, và các lãnh thổ đặc biệt (tiếng Pháp: Collectivités Territoriales) là Saint Pierre và Miquelon và Mayotte. Trong tất cả các địa phận nói trên đồng Euro có giá trị từ ngày 1 tháng 1 năm 1999. Các départements được "tự động" bao gồm trong việc đưa đồng Euro vào lưu hành thông qua các hiệp định với Pháp. Các collectivités territoriales đã phải cần đến một quyết định riêng của hội đồng hành chính (quyết định của hội đồng vào ngày 31 tháng 12 năm 1998 về các quy định tiền tệ trong các lãnh địa thuộc Pháp Saint-Pierre và Miquelon và Mayotte).
Thêm vào đó, đồng Euro đã trở thành một ngoại tệ quan trọng trong nhiều nước như là một sự lựa chọn khác thay cho đồng Đô la Mỹ. Một vài loại tiền tệ trước đây gắn liền với các tiền cũ trước Euro nay có tỷ giá hối đoái cố định với Euro:
Các thành viên EU như Đan Mạch, Estonia, Latvia, Litva gắn kết đồng nội tệ vào đồng Euro thông qua Cơ chế Tỷ giá hối đoái II (ERM II), quy định khoảng dao động của các đồng nội tệ này so với đồng Euro. Đồng Kroon của Estonia được gắn kết với đồng Mark Đức từ trước khi có Euro và vì thế đã gắn kết với đồng Euro trước khi gia nhập Cơ chế Tỷ giá hối đoái II. Các quốc gia này đã thực hiện bước đầu tiên để có thể đưa tiền tệ chính thức của cộng đồng vào lưu hành ngay từ năm 2006.
Đan Mạch và Thụy Điển không dùng tiền tệ mới và vẫn giữ tiền tệ của mình. Ngày 14 tháng 9 năm 2003, qua một cuộc trưng cầu dân ý, Thụy Điển từ chối không tham gia Liên hiệp Kinh tế và Tiền tệ châu Âu. Theo hiệp định gia nhập vào EU của Thụy Điển, đất nước này phải đưa đồng Euro vào lưu hành làm tiền tệ chính thức và như thế là thật ra không có khả năng lựa chọn. Thụy Điển hiện thời đang ngăn trở việc đưa đồng Euro vào sử dụng bằng cách không hoàn thành việc gia nhập vào Cơ chế Tỷ giá hối đoái II. Ngược lại, Đan Mạch có quyền dứt khoát không tham gia đã được thỏa thuận trong hiệp định.
Ba Lan, Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Malta, Slovakia, Slovenia và Cộng hòa Síp gia nhập EU ngày 1 tháng 1 năm 2004, Bulgaria và România gia nhập EU vào ngày 1 tháng 1 năm 2007, Croatia gia nhập EU vào ngày 1 tháng 7 năm 2013. Các quốc gia EU mới này không có khả năng từ chối đồng Euro như Anh và Đan Mạch, nhưng lại chỉ có thể gia nhập vào Liên minh Kinh tế và Tiền tệ châu Âu sau khi thỏa mãn được các điều kiện hội tụ (qua 2 năm là thành viên của Cơ chế Tỷ giá hối đoái II và các điều kiện khác). Sau khi thỏa mãn các điều kiện, Slovenia là nước đầu tiên được chấp nhận vào khu vực Euro, từ ngày 1 tháng 1 năm 2007, Malta, Cộng hòa Síp từ ngày 1 tháng 1 năm 2008, Slovakia từ ngày 1 tháng 1 năm 2009, và mới đây nhất là Estonia ngày 1 tháng 1 năm 2011.
Như vậy, có 8 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu sau đây vẫn chưa tham gia vào khu vực đồng Euro:
Trong 18 quốc gia của 25 nước thuộc EU, Euro là tiền tệ chính thức. Ngoài ra cũng có thể trả bằng tiền Euro tại nhiều nước khác trong châu Âu như tại Cộng hòa Séc, Ba Lan, Hungary, Thổ Nhĩ Kỳ và Thụy Sĩ. Nhưng điều này thường là có hai bất lợi: Một là giá bán thường hay được tính chuyển thành đồng Euro với một tỷ giá hối đoái không hấp dẫn và hai là tiền trả lại thường là tiền bản xứ, vì thế nếu thời gian cư trú không quá ngắn nên dùng tiền bản xứ để thanh toán.
Địa chỉ: 16 Đường số 7, KDC Bình Hưng, Ấp 2, Xã Bình Hưng, Huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: Số 84 Trương Phước Phan, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TP.Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: 91 Đường Số 1, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: Số 52 Bến Than, Xã Tân Thạnh Đông, Huyện Củ Chi, TP. HCM
Quản lí: Đặng Ngọc Thanh Nguyên
Địa chỉ: 15 Đường số 7, Cư xá Đô Thành, Phường 4, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: 349 Đường Nguyễn Văn Khối, Phường 8, Quận Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: 52 Hiệp Thành 22, Phường Hiệp Thành, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: 330 Lê Thị Hà, Ấp Chánh 1, Xã Tân Xuân, Huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: 1947 Huỳnh Tấn Phát, Khu Phố 5, Thị trấn Nhà Bè, Huyện Nhà Bè, TP.Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: 163 Phổ Quang, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: 99B Tôn Thất Thuyết, Phường 15, Quận 4, TP.Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: 71 Ký Hòa, Phường 11, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: 1F2 Đường số 10, Cư xá Đài Ra Đa, Quận 6, TP. Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: 62G Nguyễn Thị Thập, Phường Bình Thuận, Quận 7, TP.Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: 674 Phạm Thế Hiển, Phường 4 , Quận 8, TP.Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: 606/141 Đường 3/2, Phường 14, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 311 Trường Chinh, Khu phố 2, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: 343/48 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: 76C-76D Đường Năm Châu, Phường 11, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: 39A Đường Trần Hưng Đạo,Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Số 05 Đường số 4, Phường Linh Xuân, TP.Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh.
Trung Quốc (giản thể: 中国; phồn thể: 中國; Hán Việt: Trung Quốc; bính âm: Zhōngguó; Wade-Giles: Chung-kuo; phát âmⓘ) là tổng hợp của nhiều quốc gia và nền văn hóa đã từng tồn tại và nối tiếp nhau tại Đông Á lục địa, từ cách đây ít nhất 3.500 năm. Trung Quốc ngày nay, có thể được coi như có một hay nhiều nền văn minh khác nhau, nằm trên một hay nhiều quốc gia khác nhau, sử dụng một hay nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Với một trong những giai đoạn văn minh liên tục dài nhất của thế giới và hệ thống chữ viết tiếp tục được dùng cho đến ngày nay, lịch sử Trung Quốc đặc trưng bởi những chia tách và thống nhất lặp đi lặp lại qua các thời kỳ hòa bình xen kẽ chiến tranh, trên một lãnh thổ đầy biến động. Lãnh thổ Trung Quốc bành trướng ra xung quanh từ một vùng đất chính tại Bình nguyên Hoa Bắc và lan ra tận các vùng phía Đông, Đông Bắc, và Trung Á. Trong hàng thế kỷ, Đế quốc Trung Hoa cũng là một trong những nền văn minh với kỹ thuật và khoa học tiên tiến nhất, và có ảnh hưởng văn hóa lớn trong khu vực Đông Á.
Tuy nhiên từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, ảnh hưởng kinh tế, chính trị, quân sự của Trung Quốc giảm sút nhiều do tác động của sức mạnh phương Tây cũng như sức mạnh khu vực của Nhật Bản. Cuối thế kỷ XIX nhiều khu vực tại Trung Quốc đã bị cắt hoặc nhường cho nước ngoài làm tô giới, nhượng địa, thuộc địa và phần lớn nước này bị Nhật xâm chiếm vào Chiến tranh thế giới thứ hai và người Nhật đã tách lãnh thổ Mãn châu ra khỏi Trung Quốc, dựng nên chính phủ Mãn Châu Quốc. Chế độ quân chủ tại Trung Quốc chấm dứt và Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) ra đời năm 1912 dưới sự lãnh đạo của Tôn Dật Tiên; tuy nhiên Trung Quốc trong suốt bốn thập kỷ của THDQ đã hỗn loạn vì kiểu lãnh đạo quân phiệt, Chiến tranh Trung-Nhật lần II và nội chiến giữa Quốc Dân Đảng và Cộng sản Đảng.
Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông sau khi giành chiến thắng đã thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949, đẩy chính phủ Trung Hoa Dân Quốc ra đảo Đài Loan là hòn đảo vốn thuộc quyền quản lý của họ sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.
Trung Quốc, có nghĩa là "quốc gia Trung tâm" hay "vương quốc ở trung tâm". Tên gọi này không chỉ mang ý nghĩa Trung Quốc ở giữa các nước khác mà còn thể hiện Trung Quốc là ở trung tâm "thiên hạ", có văn hóa và sức mạnh nổi trội hơn các dân tộc và quốc gia xung quanh[1][2].
Tên gọi Trung Quốc đã không được dùng thống nhất trong suốt lịch sử Trung Quốc, và thể hiện sắc thái văn hóa và chính trị. Vào thời Xuân Thu, nó được dùng để mô tả về mặt chính trị các nước xuất phát từ nhà Tây Chu, nằm trong châu thổ Hoàng Hà, không tính các nước như Sở dọc theo Trường Giang và Tần ở phía tây. Tuy nhiên vào thời nhà Hán, Sở và Tần kết nối vào Trung Quốc và được coi là một bộ phận của "Trung Quốc mới". Và theo dòng lịch sử, tên gọi này dần ổn định và chỉ toàn bộ lãnh thổ dưới sự cai trị của chính quyền đế quốc trung ương.
Tiếng Anh và nhiều thứ tiếng khác dùng tên China (và tiền tố Sino-), mà nhiều người coi là tên xuất phát từ tên "nhà Tần" (Qin) là triều đại đầu tiên đã thống nhất Trung Quốc, mặc dù vẫn còn nhiều chi tiết cần làm rõ thậm chí nguồn gốc của nó còn nhiều tranh cãi. Mặc dù thực tế nhà Tần chỉ tồn tại rất ngắn và thường bị coi là cực kỳ tàn bạo, nhưng nó đã xác lập một kiểu chữ viết thống nhất tại Trung Quốc và gọi người nắm quyền tối cao của Trung Quốc là "Hoàng đế". Kể từ thời nhà Tần trở đi, những thương nhân trên Con đường tơ lụa đã sử dụng tên gọi "China". Ngoài ra còn nhiều thuyết khác về nguồn gốc của từ này.
Trong bất kể trường hợp nào, từ China đã đi vào nhiều ngôn ngữ theo Con đường tơ lụa trước khi nó truyền tới châu Âu và nước Anh. Từ China của phương Tây đã được người Nhật chuyển tự thành Chi Na và dùng từ thế kỷ XIX, và trở thành một từ có tính chất tiêu cực trong tiếng Nhật.
Tên gọi China theo nghĩa hẹp chỉ Trung Quốc bản thổ, hoặc Trung Quốc bản thổ cùng với Mãn Châu, Nội Mông, Tây Tạng và Tân Cương, một kết hợp đồng nghĩa với thực thể chính trị Trung Quốc vào thế kỷ XX và XXI; biên giới giữa các khu vực này không nhất thiết phải đúng theo ranh giới các tỉnh Trung Quốc. Trong nhiều văn cảnh khác nhau, "Trung Quốc" thường được dùng để chỉ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hay Đại lục Trung Quốc, trong khi "Đài Loan" được dùng cho Trung Hoa Dân Quốc. Bình thường, trong văn cảnh kinh tế hay kinh doanh, "Đại Trung Hoa địa khu" dùng để chỉ Đại lục Trung Quốc, Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan.
Các nhà Trung Quốc học thường dùng Chinese theo một nghĩa hẹp gần với cách dùng kinh điển của "Trung Quốc", hoặc để chỉ sắc dân "Hán", là sắc dân chiếm đại đa số tại Đại lục Trung Quốc.
Trong một số trường hợp thì tên gọi "Trung Quốc đại lục" rất thích hợp để chỉ Trung Quốc, đặc biệt khi để phân biệt với các khu vực có thể chế chính trị khác biệt như Hồng Kông, Ma Cao và các lãnh thổ do Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) quản lý.
Trung Quốc là một trong những cái nôi văn minh nhân loại sớm nhất. Văn minh Trung Quốc cũng là một trong số ít các nền văn minh, cùng với Lưỡng Hà cổ (người Sumer), Ấn Độ (Văn minh lưu vực sông Ấn Độ), Maya và Ai Cập Cổ đại, tự tạo ra chữ viết riêng.
Triều đại đầu tiên theo các thư tịch lịch sử Trung Quốc là nhà Hạ; tuy nhiên chưa có bằng chứng khảo cổ học kiểm chứng được sự tồn tại của triều đại này (khi Trung Quốc tăng trưởng kinh tế và cải cách chính trị đồng thời có đủ nhân lực và trí lực để theo đuổi mạnh mẽ hơn nhằm minh chứng về một lịch sử cổ đại, có một số di chỉ đá mới được đưa ra cũng như một vài bằng chứng được gom lại theo thời gian, thể hiện rõ bản sắc, sự thuần nhất và niềm tự hào dân tộc, hay nói cách khác là thể hiện chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa đại Hán tộc). Triều đại đầu tiên chắc chắn tồn tại là nhà Thương, định cư dọc theo lưu vực Hoàng Hà, vào khoảng thế kỷ XVIII đến thế kỷ XII TCN. Nhà Thương bị nhà Chu lật đổ (thế kỷ XII đến thế kỷ V TCN), đến lượt nhà Chu lại bị yếu dần do mất quyền cai quản các lãnh thổ nhỏ hơn cho các công hầu bá tước; cuối cùng, vào thời Xuân Thu, nhiều nước chư hầu đã trỗi dậy và liên tiếp giao chiến, và chỉ coi triều đình nhà Chu là trung tâm quyền lực trên danh nghĩa. Cuối cùng Tần Thủy Hoàng đã thâu tóm tất cả các quốc gia và tự xưng là hoàng đế vào năm 221 TCN, lập ra nhà Tần, quốc gia Trung Quốc thống nhất về thể chế chính trị, chữ viết và có một ngôn ngữ chính thống đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.
Tuy nhiên, triều đại này không tồn tại lâu do nó quá độc đoán và tàn bạo và đã tiến hành "đốt sách chôn nho" trên cả nước (đốt hết sách vở và giết những người theo nho giáo) nhằm ngăn chặn những ý đồ tranh giành quyền lực của hoàng đế từ trứng nước, để giữ độc quyền tư tưởng, và để thống nhất chữ viết cho dễ quản lý. Sau khi nhà Tần sụp đổ vào năm 207 TCN thì đến thời nhà Hán kéo dài đến năm 220 CN. Sau đó lại đến thời kỳ phân tranh khi các lãnh tụ địa phương nổi lên, tự xưng "Thiên tử" và tuyên bố Thiên mệnh đã thay đổi. Vào năm 580, Trung Quốc tái thống nhất dưới thời nhà Tùy. Vào thời nhà Đường và nhà Tống, Trung Quốc đã đi vào thời hoàng kim của nó. Trong một thời gian dài, đặc biệt giữa thế kỷ thứ VII và XIV, Trung Quốc là một trong những nền văn minh tiên tiến nhất trên thế giới về kỹ thuật, văn chương, và nghệ thuật. Nhà Tống cuối cùng bị rơi vào tay quân xâm lược Mông Cổ năm 1279. Đại hãn Mông Cổ là Hốt Tất Liệt lập ra nhà Nguyên. Về sau một thủ lĩnh nông dân là Chu Nguyên Chương đánh đuổi chính quyền người Mông Cổ năm 1368 và lập ra nhà Minh, kéo dài tới năm 1644. Sau đó người Mãn Châu từ phía đông bắc kéo xuống thay thế nhà Minh, lập ra nhà Thanh, kéo dài đến vị hoàng đế cuối cùng là Phổ Nghi thoái vị vào năm 1912.
Đặc điểm của phong kiến Trung Quốc là các triều đại thường lật đổ nhau trong bể máu và giai cấp giành được quyền lãnh đạo thường phải áp dụng các biện pháp đặc biệt để duy trì quyền lực của họ và kiềm chế triều đại bị lật đổ. Chẳng hạn như nhà Thanh của người Mãn Châu sau khi chiếm được Trung Quốc thường áp dụng các chính sách hạn chế việc người Mãn Châu bị hòa lẫn vào biển người Hán vì dân họ ít. Tuy thế, những biện pháp đó đã tỏ ra không hiệu quả và người Mãn Châu cuối cùng vẫn bị văn hóa Trung Quốc đồng hóa.
Vào thế kỷ thứ XVIII, Trung Quốc đã đạt được những tiến bộ đáng kể về công nghệ so với các dân tộc ở Trung Á mà họ gây chiến hàng thế kỷ, tuy nhiên lại tụt hậu hẳn so với châu Âu. Điều này đã hình thành cục diện của thế kỷ XIX trong đó Trung Quốc đứng ở thế phòng thủ trước chủ nghĩa đế quốc châu Âu trong khi đó lại thể hiện sự bành trướng đế quốc trước Trung Á.
Tuy nhiên nguyên nhân chính của sự sụp đổ của đế quốc Trung Hoa không phải do tác động của châu Âu và Mỹ, như các nhà sử học theo chủ thuyết vị chủng phương Tây vẫn hằng tin tưởng, mà có thể là kết quả của một loạt các biến động nghiêm trọng bên trong, trong số đó phải kể đến cuộc nổi dậy mang tên Thái Bình Thiên Quốc kéo dài từ 1851 đến 1862. Mặc dù cuối cùng lực lượng này cũng bị lực lượng triều đình dập tắt, cuộc nội chiến này là một trong số những cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử loài người - ít nhất hai mươi triệu người bị chết (hơn tổng số người chết trong Chiến tranh thế giới thứ nhất). Trước khi xảy ra nội chiến này cũng có một số cuộc khởi nghĩa của những người theo Hồi giáo, đặc biệt là ở vùng Trung Á. Sau đó, một cuộc khởi nghĩa lớn cũng nổ ra mặc dù tương đối nhỏ so với nội chiến Thái Bình Thiên Quốc đẫm máu. Cuộc khởi nghĩa này được gọi là khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn với mục đích đuổi người phương Tây ra khỏi Trung Quốc. Tuy đồng tình thậm chí có ủng hộ quân khởi nghĩa,Từ Hi Thái hậu lại giúp các lực lượng nước ngoài dập tắt cuộc khởi nghĩa này.
Năm 1912, sau một thời gian dài suy sụp, chế độ phong kiến Trung Quốc cuối cùng sụp đổ hẳn và Tôn Trung Sơn thuộc Quốc Dân Đảng thành lập Trung Hoa Dân Quốc (THDQ). Ba thập kỷ sau đó là giai đoạn không thống nhất — thời kỳ Quân phiệt cát cứ, Chiến tranh Trung-Nhật, và Nội chiến Trung Quốc. Nội chiến Trung Quốc chấm dứt vào năm 1949 và Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm được đại lục Trung Quốc. ĐCSTQ lập ra một nhà nước cộng sản—nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH)— tự xem là nhà nước kế tục của Trung Hoa Dân Quốc. Trong khi đó, chính quyền THDQ do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo thì rút ra đảo Đài Loan, nơi mà họ tiếp tục được khối phương Tây và Liên Hợp Quốc công nhận là chính quyền hợp pháp của toàn Trung Quốc mãi tới thập niên 1970, sau đó hầu hết các nước và Liên Hợp Quốc chuyển sang công nhận CHNDTH.
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland và Bồ Đào Nha đã lần lượt trao trả hai nhượng địa là Hồng Kông và Ma Cao ở bờ biển phía đông nam về cho Cộng hòa nhân dân Trung Hoa vào 1997 và 1999. "Trung Quốc" trong văn cảnh ngày nay thường chỉ lãnh thổ của CHNDTH, hay "Đại lục Trung Quốc", mà không tính Hồng Kông và Ma Cao.
CHNDTH và THDQ (từ năm 1949 đến nay) không công nhận ngoại giao lẫn nhau, vì hai bên đều tự cho là chính quyền kế tục hợp pháp của THDQ (thời Tôn Trung Sơn) bao gồm cả Đại lục và Đài Loan, CHNDTH liên tục phản đối những người theo phong trào đòi độc lập cho Đài Loan. Những tranh cãi chủ yếu xoay quanh bản chất và giới hạn của khái niệm "Trung Quốc", khả năng tái thống nhất Trung Quốc và vị thế chính trị Đài Loan.
Trước khi nhà Tần thống nhất vào năm 221 TCN, "Trung Quốc" chưa hề tồn tại như một thực thể gắn kết. Văn minh Trung Quốc hình thành từ nhiều văn minh các nước khác nhau, các nước này do các vương, công tước, hầu tước, hay bá tước trị vì. Mặc dù vẫn có một ông vua nhà Chu nắm giữ quyền lực trung ương trên danh nghĩa, và chủ nghĩa bá quyền đôi lúc có ảnh hưởng nhất định, trên thực tế mỗi nước là một thực thể chính trị độc lập. Đây cũng là thời điểm mà triết lý Nho giáo cũng như tư tưởng của các triết gia khác có ảnh hưởng đáng kể đến tư tưởng chính trị-triết lý Trung Quốc.
Sau khi nhà Tần thống nhất Trung Quốc, khi đó người đứng đầu Trung Quốc được gọi là hoàng đế và một hệ thống hành chính trung ương tập quyền quan liêu được thiết lập. Sau khi nhà Tần sụp đổ, Trung Quốc lại có khoảng 13 triều đại khác nhau tiếp tục hệ thống các vương quốc, công quốc, hầu quốc, và bá quốc. Lãnh thổ Trung Quốc khi đó mở rộng hoặc thu hẹp theo sức mạnh của mỗi triều đại. Hoàng đế nắm quyền lực tối thượng, toàn năng và là người đứng đầu về chính trị và tôn giáo của Trung Quốc. Hoàng đế cũng thường tham khảo ý kiến các quan văn võ, đặc biệt là quan đại thần. Quyền lực chính trị đôi khi rơi vào tay các quan lại cao cấp, hoạn quan, hay họ hàng hoàng đế.
Quan hệ chính trị với các nước chư hầu xung quanh được củng cố thông qua các hình thức kết hôn với người hoàng tộc nước ngoài, hỗ trợ quân sự, điều ước, và ràng buộc về chính trị (trên danh nghĩa phải chịu thần phục và thụ phong vương nếu không sẽ bị cấm vận hoặc chịu họa chiến tranh).
Lạc Dương, Trường An, Nam Kinh, và Bắc Kinh từng là thủ đô của Trung Quốc trong lịch sử. Tiếng Trung Quốc khi đó là ngôn ngữ chính thức được sử dụng trong các văn bản của triều đình, còn vào thời người Mông Cổ và Mãn Châu vào Trung Quốc thì tiếng Mông Cổ và tiếng Mãn Châu cũng được coi là ngôn ngữ chính thức dùng trong văn thư của triều đình.
Vào 1 tháng 1 năm 1912, Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) được thành lập, sự chấm dứt của Đế chế nhà Thanh. Tôn Trung Sơn và [nhóm] lãnh đạo Quốc Dân Đảng được công bố là tổng thống lâm thời của Nhà nước cộng hòa. Tuy nhiên, Viên Thế Khải, cựu đại thần nhà Thanh đào ngũ theo cách mạng, sau đó đã thương thuyết để Tôn Dật Tiên bước sang bên nhường quyền cho họ Viên. Viên Thế Khải lên làm đại tổng thống, sau đó xưng đế; tuy nhiên, ông ta chết sớm trước khi thực sự nắm trọn vẹn quyền lực trên khắp Trung Hoa.
Sau khi họ Viên sụp đổ, Trung Quốc lại phân rã về chính trị với một chính phủ đặt tại Bắc Kinh được quốc tế công nhận nhưng không có thực quyền. Các Thủ lĩnh quân sự địa phương ở các vùng khác nhau thực sự nắm quyền lực trong vùng đất cát cứ của họ.
Vào cuối thập niên 1920, Quốc dân Đảng do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo đã tái thống nhất Trung Quốc và dời đô về Nam Kinh đồng thời thi hành kế hoạch cải tổ chính trị do Tôn Trung Sơn vạch ra nhằm đưa Trung Quốc thành một quốc gia hiện đại, dân chủ. Cả Quốc dân Đảng và Cộng sản Đảng đều chủ trương chế độ đơn đảng và chịu ảnh hưởng từ chủ nghĩa Lenin.
Năm 1945, Hồng quân Liên Xô đã đánh tan quân Nhật, giải phóng vùng Đông Bắc Trung Quốc, xóa bỏ Chính quyền Mãn châu quốc, bàn giao lại Vua Phổ Nghi cho phía Cộng sản Trung Quốc và qua đó xóa bỏ cố gắng cuối cùng của giới quý tộc nhà Mãn Thanh ly khai nhằm giành độc lập dân tộc cho người Mãn.
Năm 1947, hiến pháp THDQ ra đời nhưng do nội chiến giữa hai phe Quốc Dân Đảng và Cộng sản Đảng nên trên thực tế hiến pháp này không được đưa vào thực thi trên đại lục Trung Quốc.
Đầu năm 1950, ĐCSTQ đánh bại QDĐTQ và chính phủ THDQ phải dời ra đảo Đài Loan. Vào cuối thập niên 1970, Đài Loan mới bắt đầu thực hiện đầy đủ kiểu chính trị dân chủ đại diện đa đảng với sự tham gia tương đối tích cực của mọi thành phần xã hội. Tuy nhiên không như xu hướng của các nền dân chủ khác là phân chia chính trị theo hai thái cực bảo thủ-tự do, phân chia hiện tại ở THDQ chủ yếu là thống nhất với Trung Quốc về lâu dài hay là theo đuổi một nền độc lập thực sự.
Trong khi đó tại Đại lục, Mao Trạch Đông, lãnh tụ của ĐCSTQ tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) vào ngày 1 tháng 10 năm 1949 tại Bắc Kinh. Chính quyền này kiểm soát chặt chẽ mọi mặt của đời sống. Tuy nhiên, kể từ sau 1978, những cải tổ đã được đề xướng và mang lại một sự cởi mở đáng kể đối với nhiều khía cạnh của đời sống xã hội, chủ yếu trên các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật, và văn hóa. Đặc biệt là sự thay đổi về chính sách đối ngoại, từ chỗ chủ trương dùng vũ lực giải quyết vấn đề, Trung Quốc đã chuyển sang chính sách đàm phán thương lượng, tạo sự tin cậy vào "sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc" để hướng tới một nước lớn, tuân thủ pháp luật quốc tế và là nhân tố hòa bình ổn định an ninh khu vực.
Hầu như 67% diện tích Trung Quốc là cao nguyên và núi cao; ở phía tây, cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng chiếm hơn 25% diện tích đất nước. Tuy độ cao trung bình của cao nguyên này là 4000m, thế nhưng từ bề mặt có các hồ nằm rải rác đó đây các dãy núi vươn cao tới hơn 6000m. Trong số 12 đỉnh núi cao nhất thế giới, Trung Quốc có đến tám đỉnh. Dọc theo ven rìa phía bắc của cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng là dãy núi Côn Luân. Ven ría phía nam là dãy Himalaya (Hi Mã Lạp Sơn), tạo thành biên giới giữa Trung Quốc và Nepal. Các đỉnh núi cao có tuyết phủ quanh năm. Băng giá và nhiều loại băng tích đã khắc họa nên quang cảnh núi cao kì thú.
Chỉ gần 25% lãnh thổ Trung Quốc nằm ở độ cao dưới 500m. Bình nguyên Hoa Bắc, chủ yếu nằm thấp hơn dưới 100m, là khu vực đất thấp rộng nhất ở Trung Quốc. Đồng bằng này được tạo thành bởi phù sa lắng đọng của Hoàng Hà. Các đồng bằng thấp khác của Trung Quốc chỉ có ở dọc trung lưu, hạ lưu Trường Giang và ở một vùng châu thổ có diện tích nhỏ hơn nhiều là châu thổ Châu Giang.
Khu vực tây - bắc của Trung Quốc là miền đất của các vùng sa mạc, chiếm trên 20% tổng số diện tích đất bằng phẳng của đất nước. Sa mạc cát lớn nhất Trung Quốc là sa mạc Taklamakan. Con đường tơ lụa chạy ven rìa phía bắc sa mạc này. Một số thương gia đã bị lạc trong hành trình vì bão cát và cái đói khát làm cho họ hoang mang.
Trung Quốc có nhiều sông, nhưng cho đến nay Trường Giang và Hoàng Hà vẫn là những con sông quan trọng nhất. Chúng bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và có dòng chảy nhìn chung đổ về phía đông.
Trường Giang là con sông dài nhất Trung Quốc với chiều dài 6380 km. Đoạn thượng nguồn trên cao nguyên, dốc đổ nên nước sông chảy siết. Sông phải len qua những hẻm núi sâu và hẹp nên có nhiều ghềnh đá. Sau khi chảy qua các dãy núi nằm ở phía đông của Đập Tam Hiệp nổi tiếng, con sông bắt đầu xuôi về miền đồng bằng. Lòng sông tỏa rộng, chảy quanh co, uốn khúc qua miền đồng bằng bằng phẳng. Vùng châu thổ bao la của Trường Giang trải rộng từ Nam Kinh đến biển Hoa Đông.
Hoàng Hà là sông dài thứ hai ở Trung Quốc, đo được 5464 km. Ở vùng thượng lưu, sông chảy qua những hẻm núi sâu trước khi lượn quanh thành một vòng cung khổng lồ ôm lấy cao nguyên Hoàng Thổ. Đoạn sông này cuốn theo lượng đất vàng dưới dạng phù sa trên hành trình ra biển. Với nguồn đất đó, Hoàng Hà là con sông nặng phù sa nhất thế giới; mỗi năm tải tới 1,6 tỷ tấn phù sa. Ở hạ lưu lòng sông bị bồi cao nên có đoạn lòng sông còn cao hơn vùng đồng bằng xung quanh đến 10m. Địa hình tiêu biểu của bình nguyên Hoa Bắc là hệ thống đê điều dài 700 km chạy dọc hai bên bờ Hoàng Hà.
Hoàng Hà đổ ra biển ở Bột Hải, tuy nhiên vì lũ lụt cửa sông không cố định mà đã thay đổi nhiều lần. Lụt lớn từng gây thiệt hại lớn đến sinh mạng và nông nghiệp; khi đã mất mùa thì nạn đói hoành hành. Vì lẽ đó mà Hoàng Hà còn được gọi là "Nỗi buồn của Trung Hoa."
Vào thời nhà Chu, lãnh thổ Trung Quốc chỉ là vùng đất quanh Hoàng Hà. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, lãnh thổ đã mở rộng tối đa về xung quanh, nhất là vào thời nhà Đường, Nguyên, và Thanh. Nhà Thanh thì lấy luôn các vùng đất thuộc Viễn Đông Nga và Trung Á ngày nay (phía tây Tân Cương).
Người Trung Quốc thường coi hoàng đế Trung Quốc là bá chủ thiên hạ và các dân tộc "man, di, nhung, địch" xung quanh là chư hầu. Do vậy, một số quốc vương các nước xung quanh cùng với thái thú các địa phương thường phái sứ thần sang triều cống cho các Hoàng đế Trung Quốc để tỏ ý chịu sự ràng buộc của nước lớn, vua tiểu quốc chỉ có được tính chính danh khi được hoàng đế Trung Quốc phong vương. Kể từ cuối thế kỷ XIX, những quan hệ kiểu này đã không còn tồn tại nữa do Trung Quốc đã mất đi uy lực bá chủ của mình.
Nhà Thanh sau đó đã sáp nhập quê hương của họ (Mãn Châu) nằm ở phía bắc ngoài Vạn lý trường thành là ranh giới với Trung Quốc bản bộ vào Trung Quốc. Năm 1683 sau khi Vương quốc Đông Ninh do Trịnh Thành Công lập nên tuyên bố đầu hàng, Đài Loan và quần đảo Bành Hồ đã bị sáp nhập vào đế chế nhà Thanh. Ban đầu Đài Loan chỉ được coi như một châu, sau đó thành hai châu và sau nữa thành một tỉnh. Sau đó Đài Loan được nhường cho Nhật Bản sau chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất năm 1895. Kết thúc chiến tranh Trung-Nhật lần hai năm 1945, Nhật Bản mất chủ quyền lãnh thổ hòn đảo này theo Hiệp ước San Francisco, và chủ quyền quần đảo này thuộc về Trung Hoa Dân Quốc. Sau này, chủ quyền Đài Loan luôn là vấn đề gây tranh cãi giữa CHNDTH và những người theo phong trào đòi độc lập cho Đài Loan.
Các đơn vị hành chính cấp cao của Trung Quốc thay đổi tùy theo từng chế độ hành chính trong lịch sử. Đơn vị cấp cao gồm có đạo hay lộ và tỉnh. Dưới đó thì có các phủ, châu, sảnh, quận, khu và huyện. Cách phân chia hành chính hiện nay là địa cấp thị hay thành phố trực thuộc tỉnh (cấp địa khu), huyện cấp thị hay thành phố cấp huyện, trấn hay thị trấn và hương, tương đương cấp xã ở Việt Nam.
Trong lịch sử, các triều đại Trung Quốc đều đặt kinh đô tại vùng đất trung tâm lịch sử của Trung Quốc với tên gọi chính xác về mặt chính trị là Trung Quốc bản thổ (vì tên gọi này không tính đến các vùng đất mà nó không quản lý như Mông Cổ hay Đài Loan). Nhiều triều đại còn thể hiện tư tưởng bành trướng khi đánh chiếm các vùng đất xung quanh như như Nội Mông Cổ, Mãn Châu, Tân Cương, và Tây Tạng. Nhà Thanh do người Mãn Châu lập ra cũng như các chính thể sau đó là Trung Hoa Dân Quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng củng cố việc sáp nhập các lãnh thổ này vào Trung Quốc. Biên giới chia cắt các lãnh thổ này trước đây tương đối mơ hồ và không gắn với cách phân chia hành chính hiện nay. Trung Quốc bản bộ thường được coi là bao bọc bởi Trường Thành và dọc theo viền cao nguyên Thanh Tạng; Mãn Châu và Nội Mông Cổ nằm ở phía bắc của Vạn Lý Trường Thành, và biên giới giữa hai vùng này có thể là biên giới hiện tại giữa Nội Mông Cổ và các tỉnh đông bắc Trung Quốc, hoặc biên giới lịch sử của Mãn Châu quốc vào Chiến tranh thế giới thứ hai; ranh giới của Tân Cương vẫn là Khu tự trị dân tộc Uyghur (Duy Ngô Nhĩ) Tân Cương ngày nay; còn Tây Tạng lịch sử thì coi như bao phủ gần như toàn bộ cao nguyên Thanh Tạng. Theo truyền thống, Trung Quốc được chia thành hai miền Bắc và Nam, với ranh giới địa lý là sông Hoài và dãy Tần Lĩnh.
Tại Trung Quốc có 56 dân tộc, trong đó đông nhất là người Hán, là dân tộc với sắc thái ngôn ngữ và văn hóa có nhiều khác biệt vì thực ra là kết hợp của nhiều dân tộc khác nhau được coi là cùng chia sẻ một thứ ngôn ngữ và văn hóa. Trong lịch sử Trung Quốc, nhiều dân tộc bị các dân tộc xung quanh đồng hóa hoặc biến mất không để lại dấu tích. Một số dân tộc khác biệt lập lọt vào trong vùng sinh sống của dân tộc Hán đã bị Hán hóa và được coi là người Hán, khiến cho dân tộc này trở nên đông một cách đáng kể; và trong cộng đồng người Hán thực ra có nhiều người được coi là người Hán nhưng có truyền thống văn hóa và đặc điểm ngôn ngữ khác hẳn. Thêm vào đó trong lịch sử cũng có nhiều sắc dân vốn là người ngoại tộc đã làm thay đổi văn hóa và ngôn ngữ của sắc dân Hán như trường hợp người Mãn Châu bắt đàn ông người Hán phải để tóc đuôi sam. Đôi khi người ta dùng thuật ngữ dân tộc Trung Hoa để chỉ người Trung Quốc nói chung.
Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hiện chính thức công nhận tổng cộng 56 dân tộc, trong đó người Hán chiếm đa số. Với số dân hiện nay là 1,43 tỉ người trên tổng số dân toàn thế giới là 7.45 tỉ, Trung Quốc là nơi có xấp xỉ 19% loài người đang sinh sống.
Vào thời Mao Trạch Đông, tình hình phát triển dân số không được kiểm soát tốt đã khiến cho số dân Trung Quốc bùng nổ nhanh chóng và đạt đến con số 1,43 tỉ người hiện nay. Để giải quyết vấn nạn này, chính phủ CHNDTH đã áp dụng một chính sách kế hoạch hóa gia đình dưới tên gọi chính sách một con.
Người Hán nói các thứ tiếng mà các nhà ngôn ngữ học hiện đại coi là những ngôn ngữ hoàn toàn khác biệt, tuy nhiên tại Trung Quốc nhiều người coi đấy là các phương ngôn của tiếng Trung Quốc. Tuy có nhiều ngôn ngữ nói khác nhau nhưng kể từ đầu thế kỷ XX, người Trung Quốc bắt đầu dùng chung một chuẩn viết là "Bạch thoại" được dựa chủ yếu trên văn phạm và từ vựng của Phổ thông thoại là ngôn ngữ nói được dùng làm chuẩn. Ngoài ra từ hàng ngàn năm nay giới trí thức Trung Quốc dùng một chuẩn viết chung là Văn ngôn. Ngày nay Văn ngôn không còn là cách viết thông dụng nữa, tuy nhiên trong chương trình học nó vẫn tiếp tục được dạy và như vậy người Trung Quốc bình thường ở một góc độ nào đó có thể đọc hiểu được. Không như Phổ thông thoại, các ngôn ngữ nói khác chỉ được nói mà không có cách viết.
Tại Trung Quốc, tín đồ của các tôn giáo không được xác định rõ ràng. Nhưng trên thực tế từ nhiều nguồn nghiên cứu về văn hóa và tôn giáo Trung Hoa thì đại đa số người dân vẫn còn giữ phong tục thờ cúng tổ tiên do ảnh hưởng của Khổng giáo, cũng như kết hợp với Phật giáo và Đạo giáo trở thành "Tam giáo đồng nguyên" (hoặc "Tôn giáo cổ truyền Trung Hoa" mà Phật giáo Đại Thừa giữ vai trò chính), số còn lại theo những tôn giáo chính sau với tỉ lệ chỉ mang tính ước lượng có thể không chính xác:
Ngoài ra còn có Pháp Luân Công là một phương pháp tập luyện tinh thần rất phổ biến tại Trung Quốc trong thập niên 90. Theo thống kê của chính phủ có khoảng 70-100 triệu người.
Người Trung Quốc cũng chế ra nhiều nhạc cụ, như cổ tranh, sáo, và nhị hồ, và được phổ biến khắp Đông và Đông Nam Á, đặc biệt những vùng trong phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc. Sanh là một thành phần cơ bản trong các loại nhạc cụ có giăm kèm tự do (free-reed instrument) phương Tây.
Chữ Trung Quốc có nhiều biến thể và cách viết trong suốt lịch sử Trung Quốc, và đến giữa thế kỷ XX được "giản thể hóa" tại đại lục Trung Quốc. Thư pháp là loại hình nghệ thuật chính tại Trung Quốc, được nhiều người xem là trên cả hội họa và âm nhạc. Vì thường gắn với chủ nhân là những quan lại-học giả ưu tú, nên những tác phẩm thư pháp sau đó đã được thương mại hóa, trong đó những tác phẩm của các nghệ sĩ nổi tiếng được đánh giá cao.
Trung Quốc có nhiều phong cảnh đẹp và là nguồn cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm lớn của nghệ thuật Trung Quốc. Xem chi tiết trong bài Hội họa Trung Quốc.
Thư pháp và bồn tài đều là những loại hình nghệ thuật có độ tuổi hàng nghìn năm đã được phổ biến sang Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam.
Trong hàng thế kỷ, sự tiến bộ kinh tế và xã hội Trung Quốc có được là nhờ chất lượng cao của khoa cử phong kiến. Điều này dẫn tới chế độ lựa chọn nhân tài, mặc dù trên thực tế chỉ có đàn ông và những người có cuộc sống tương đối mới có thể tham dự các kỳ thi này, cũng như đòi hỏi một sự học hành chuyên cần. Đây là hệ thống khác hẳn so với hệ thống quý tộc theo huyết thống ở phương Tây. Các kỳ thi này đòi hỏi các thí sinh phải viết các bài luận cũng như chứng minh khả năng thông hiểu các sách vở kinh điển của Nho giáo. Những người vượt qua được kỳ thi cao nhất trở thành các quan lại-học giả ưu tú gọi các tiến sĩ. Học vị tiến sĩ có vị trí kinh tế-chính trị rất được coi trọng tại Trung Quốc và các nước xung quanh.
Văn học Trung Quốc đã có một lịch sử phát triển lâu dài do kỹ thuật in ấn có từ thời nhà Tống. Trước đó, các cổ thư và sách về tôn giáo và y học chủ yếu được viết bằng bút lông (trước đó nữa thì viết trên giáp cốt hay trên giấy tre) rồi phát hành. Hàng chục nghìn văn thư cổ vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, từ các văn bản bằng giáp cốt văn tới các chỉ dụ nhà Thanh, được phát hiện mỗi ngày.
Các triết gia, tác gia và thi sĩ Trung Quốc phần lớn rất được coi trọng và có vai trò quan trọng trong việc duy trì và phổ biến văn hóa của Trung Quốc. Một số học giả khác, cũng được ghi nhận vì dám xả thân cho quyền lợi quần chúng cho dù có trái với ý của chính quyền.
Trong số những thành tựu về khoa học của Trung Quốc phải kể đến la bàn, thuốc súng, kỹ thuật làm giấy và kỹ thuật in ấn. Đây được coi là tứ đại phát minh. Ngoài ra cũng phải kể đến các phát minh như bàn tính, cung tên, bàn đạp ngựa, sơn mài, bánh lái, địa chấn ký, sành sứ, tiền giấy.
Những địa hạt nghiên cứu kỹ thuật khác:
Bao gồm các khu vực Quận 5, Quận 6, Quận 8, Quận Bình Tân. Công ty hiện đang trực tiếp quản lý và sở hữu trên 1.313.182m đường ống cấp 3, cung cấp nước trực tiếp đến các hộ dân. Tổng số đồng hồ nước trên mạng 280.806 (tính đến 30/8/2018).
GỬI HÀNG NHÀ XE VIỆT NHẬT Tiền thân là Hà Linh Tourist, nhà xe Việt ...
Khu vực TP. Hà Nội | 0934393668 - Dịch vụ cung ứng nhân sự
Công Ty TNHH Cung Ứng Nhân Lực Nhân Kiệt
Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động số 029/LĐTBXH-GP
Điạ chỉ: Phòng 202, Số 57 Lê Thị Hồng Gấm, P. Nguyễn Thái Bình, Q.1, TP. HCM
0283 8213955 [email protected] [email protected]
Địa chỉ: Phòng 502, Tòa nhà Đoàn Hải, 756 Trường Chinh, P15, Tân Bình, TP.HCMĐT: 0933 831 663
GCN Đăng Ký Kinh Doanh số 0308022768 cấp ngày 02/04/2009
Địa chỉ: Phòng 701, Số 1 ngõ 78 , Phố Duy Tân, Q. Cầu Giấy , Tp Hà Nội ĐT: 0934 393 668
Địa chỉ: Thôn Đồng Xuân, xã Hồng Phong, huyện An Dương, Hải PhòngĐT: 0937 344 177
Top 10 Thương hiệu uy tín, Sản phẩm chất lượng, dịch vụ tin dùng năm 2014
Điạ chỉ: Lô B17, KP Unitown, Thủ Dầu Một, Bình Dương (Cổng VSIP2)
Điạ chỉ:Tổ 7, Ấp 3, Chơn Thành, Bình Phước (Cổng KCN Minh Hưng)
ĐT: 0919 300 [email protected]
Chứng nhận Nhà Cung Cấp Chất Lượng - Trusted Quality Supplier 2013
Chi Nhánh Đà NẵngĐiạ chỉ: 43 Ninh Tốn, Phường Hòa Khánh Bắc, Quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng
ĐT: 0931 430 [email protected]
Chi Nhánh Quảng NgãiĐiạ chỉ: Quốc lộ 1A, Thôn Thế Long, xã Tịnh Phong, huyện Tịnh Sơn, Quảng Ngãi
ĐT: 0931 430 [email protected]
Trường Nhật ngữ là một mô hình rất phổ biến ở Việt Nam, và ở Nhật cũng vậy, có rất nhiều trường Nhật ngữ dành cho người nước ngoài theo học.
Kể từ bây giờ, các bạn tới Nhật hay đi du học Nhật hãy tìm hiểu để biết thêm về các trường Nhật ngữ nổi tiếng theo từng khu vực nhằm mở rộng phạm vi lựa chọn. Nếu gặp được một ngôi trường tốt và phù hợp, năng lực tiếng Nhật của bạn có thể tiến bộ một cách nhanh chóng và vượt bậc.
Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu tới các bạn 5 trường Nhật ngữ ở khu vực quận Chiyoda – Tokyo – Nhật Bản.
Trường Nhật ngữ Tokyo YMCA tiền thân là trường Nhật Bản Hàn Quốc YMCA được thành lập từ năm 1906 đã tạo ra nhiều cơ hội học tập và giao lưu cũng như tư vấn về cuộc sống và giáo dục tiếng Nhật cho du học sinh, và cũng là cái nôi đào tạo rất nhiều lãnh đạo.
Dựa trên truyền thống và thành tựu lâu đời của mình, trường Nhật ngữ YMCA Tokyo được thành lập vào tháng 4 năm 1990 với mục đích thúc đẩy sự hiểu biết và trao đổi quốc tế thông qua giáo dục ngôn ngữ và phát triển nguồn nhân lực có thể đóng vai trò tích cực trong cộng đồng quốc tế.
※YMCA (Young Men’s Christian Association) được sinh ra ở London, Anh vào năm 1844 và hiện có khoảng 58 triệu thành viên tham gia các hoạt động tại khoảng 119 quốc gia và khu vực trên thế giới.