Định Hướng Phát Triển Nghề Du Lịch Việt Nam 2023
Năm 2023, Tập đoàn Chánh Thu tiếp tục đầu tư 500 tỷ đồng cho việc xây dựng nhà máy chế biến trái cây tươi, trái cây đông lạnh và sản phẩm chế biến sâu từ trái cây tại tỉnh ĐakLak với diện tích 10 hecta, nhằm phát triển các mặt hàng chủ lực của vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên như sầu riêng, chanh dây, bơ, chuối…, công suất nhà máy sau khi đi vào hoạt động, lên đến 70.000 tấn mỗi năm. (70.000 tấn/năm) Mục tiêu đến năm 2025, Tập đoàn Chánh Thu trở thành Doanh nghiệp có khả năng cung ứng hơn 500.000 tấn sản phẩm trái cây các loại mỗi năm, cung cấp ổn định về chất lượng và số lượng cho các hệ thống siêu thị lớn bằng chính thương hiệu trái cây “Chanh Thu – Made in Vietnam”
Du lịch Bắc Giang- Tiềm năng và định hướng phát triển
Diễn đàn kinh tế Việt Nam-Pháp 2023:"Hướng tới phát triển xanh và bền vững" - Ảnh: VGP/Nhật Nam
Chiều 7/7 đã diễn ra Diễn đàn kinh tế Việt Nam-Pháp 2023: "Hướng tới phát triển xanh và bền vững" (gọi tắt là Diễn đàn) do Trường Đại học Kinh tế và Khoa Quốc tế Pháp ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp tổ chức cùng Hội Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam-Pháp, Viện Nghiên cứu Châu Âu (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam).
Đây là hoạt động có ý nghĩa nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Pháp.
Diễn đàn có sự tham gia của hơn 150 đại biểu (dự trực tiếp và trực tuyến). Tại Diễn đàn, các khách mời, chuyên gia, diễn giả cả phía Việt Nam và Pháp cùng chia sẻ thông tin, phân tích về thực trạng và xu hướng phát triển trong quan hệ song phương Việt Nam-Pháp, đặc biệt về lĩnh vực hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư.
Nhiều khuyến nghị, hàm ý chính sách, sáng kiến có giá trị thực tiễn lớn được đề xuất và thảo luận nhằm củng cố quan hệ hợp tác giữa hai nước, tăng cường năng lực chống chịu về kinh tế và thương mại, thể chế, môi trường và xã hội của mỗi bên.
Pháp luôn là đối tác thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển hàng đầu Châu Âu tại Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương đang được phục hồi sau đại dịch COVID-19, đạt 5,3 tỷ Euro năm 2022, tăng 10% so với năm 2021.
Tính lũy kế đến hết Quý I/2023, các doanh nghiệp Pháp đã đầu tư hơn 3,8 tỷ USD thông qua 673 dự án trên lãnh thổ Việt Nam.
Pháp hiện là quốc gia đầu tư nguồn vốn FDI lớn thứ 2 đến từ Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam. Điều đó khẳng định tầm quan trọng của quan hệ kinh tế, thương mại song phương giữa hai quốc gia.
Diễn đàn kinh tế Việt Nam-Pháp 2023 đã diễn ra với 3 bài tham luận và phiên thảo luận bàn tròn với hàm lượng chuyên môn cao, đan xen giữa các nhà hoạch định chính sách, nhà khoa học Việt Nam và Pháp.
3 bài tham luận có 3 chủ đề về Mối quan hệ kinh tế giữa Pháp và Việt Nam: Thách thức và triển vọng do ông Pierre Martin – Phó Trưởng ban Kinh tế, Đại sứ quán Pháp trình bày; Chính sách tăng trưởng xanh của Pháp và gợi mở cho Việt Nam của PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Âu trình bày; Phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội trong môi trường giáo dục đại học được trình bày bởi ông Alexandre de Navailles – Tổng Giám đốc Trường Kinh doanh KEDGE (Pháp).
Phiên thảo luận bàn tròn có sự tham gia phát biểu của các chuyên gia, nhà khoa học Pháp và Việt Nam. Đó là ông Pierre Martin, PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng, bà Nguyễn Thị Thu Trang (Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập – VCCI) và ông Thomas Honnet (Đại diện Hội Hữu nghị Pháp – Việt Nam) và một số đại diện doanh nghiệp Pháp tại Việt Nam.
Tại đây, các chuyên gia đã mang tới một số gợi mở chính sách cho Việt Nam từ nhiều bài học kinh nghiệm từ phía Pháp.
Đối với lĩnh vực năng lượng, Pháp đã và đang đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo để giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, với mục tiêu đạt được 40% sản lượng điện từ các nguồn tái tạo vào năm 2030.
Đối với lĩnh vực giao thông vận tải bền vững, Chính phủ Pháp hỗ trợ phương tiện tiêu thụ điện và phát triển cơ sở hạ tầng để đạt 35% doanh số bán ô tô chở khách chạy bằng điện hoặc hydro mới vào năm 2030 và 100% vào năm 2040.
Chính phủ Pháp khuyến khích cải thiện hiệu suất năng lượng của các phương tiện hạng nhẹ và hạng nặng, sử dụng ít nhiên liệu đốt hơn (với mục tiêu 4l/100 km vào năm 2030 đối với phương tiện cá nhân sử dụng động cơ đốt trong).
Về nền kinh tế tuần hoàn và "khử" carbon trong các ngành công nghiệp, Chính phủ Pháp yêu cầu doanh nghiệp kéo dài tuổi thọ của các sản phẩm giảm tác động tới môi trường: bắt buộc sản phẩm điện và điện tử tiêu dùng phải có khả năng sửa chữa, tạo thuận lợi cho việc sửa chữa sản phẩm với các phụ tùng thay thế sẵn có...
Chính phủ Pháp cũng hỗ trợ mạnh mẽ cho tài chính xanh thông qua các chương trình trợ cấp toàn diện như hỗ trợ thuế và phát triển các công cụ tài chính, một chiến lược khí hậu rõ ràng cho Pháp mà tất cả các khoản đầu tư công phải phù hợp và giữ vị trí hàng đầu với tư cách là nhà phát hành trái phiếu Chính phủ xanh.
Pháp cũng đã giảm 10% chất thải sinh hoạt và chất thải tương đương cho mỗi cá nhân vào năm 2020, giảm chất thải phát sinh từ các hoạt động kinh tế trên một đơn vị giá trị sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng và công trình công cộng so với năm 2010. Đổi mới sáng tạo toàn diện trong thiết kế sản phẩm, tăng cường tái sử dụng, tái chế đối với sản phẩm hữu cơ đến 55% vào năm 2020 và 65% vào năm 2025 đối với chất thải không độc hại, đặc biệt là thiết bị điện và điện tử, dệt may và đồ nội thất...
Chính phủ Pháp đảm bảo thu hồi năng lượng đối với chất thải không thể tái chế bằng công nghệ hiện có và bắt nguồn từ các hoạt động thu gom hoặc phân loại riêng biệt được thực hiện tại các cơ sở chuyên dụng.
Pháp cũng là quốc gia đã chuyển đổi việc làm trong nền kinh tế xanh khi đẩy mạnh đào tạo để tìm kiếm cơ hội việc làm trong các lĩnh vực xanh và xanh hóa. Năm 2018, Bộ Lao động, Việc làm, Dạy nghề và Đối thoại xã hội Pháp đã phát động chương trình có tên gọi "10Kverts" nhằm thúc đẩy khả năng tiếp cận của thanh niên và người tìm việc làm trong các ngành nghề "xanh".
Diễn đàn không chỉ là một hoạt động mang tính chuyên môn cao mà còn là một hoạt động đối ngoại nhân dân, tăng cường hiểu biết lẫn nhau rất có ý nghĩa.
Phía Việt Nam và Pháp đều đánh giá Diễn đàn là cầu nối cho các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp và học giả giao lưu và trao đổi các sáng kiến, khai thác cơ hội và tiềm năng của mỗi bên, thúc đẩy kế hoạch hợp tác đa dạng, sâu rộng giữa nhân dân hai nước.
Đồng thời thu hút thêm sự quan tâm, tham gia của thế hệ trẻ Việt Nam và Pháp, góp phần tiếp tục đưa quan hệ giữa Việt Nam với Pháp nói riêng và với Liên minh châu Âu (EU) nói chung vươn tới tầm cao mới, phát triển toàn diện, bền vững trên các lĩnh vực.
Du lịch đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng của nền kinh tế nước ta. Với những đổi mới về cách thức tổ chức, mô hình, dịch vụ, du lịch Việt Nam được báo chí quốc tế nhận định còn nhiều tiềm năng phát triển. Việt Nam, với nhiều danh lam thắng cảnh, cùng những địa điểm và hoạt động du lịch thú vị, tiếp tục được du khách quốc tế coi là một trong các điểm đến hàng đầu.
Việt Nam là 1 trong những quốc gia có chi phí du lịch rẻ nhất và an toàn nhất trong nhiều năm qua và vẫn sẽ tiếp tục giữ vững vị trí này. Trang The Travel của Mỹ cũng đánh giá Việt Nam là một trong những quốc gia được coi là thân thiện nhất với khách du lịch Mỹ.
Theo trang Mạng lưới tin tức châu Á, trong 5 tháng đầu năm, tổng du khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 7,5 triệu lượt, tăng gần 65% so với cùng kỳ năm 2023 và cao hơn gần 4% so với cùng kỳ năm 2019, thời điểm trước đại dịch. Phần lớn du khách đến từ châu Á với gần 5,9 triệu lượt, trong đó du khách Trung Quốc lấy lại vị trí dẫn đầu trên thị trường du lịch Việt Nam.
Theo bà Charlotte Fournier (Tổng Quản lý Khách sạn Melia Vinpearl Huế, Thừa Thiên Huế): "Doanh thu du lịch Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 tăng gần 15%, đạt một nửa mục tiêu năm. Ngoài ra, sự phục hồi mạnh mẽ của ngành du lịch cũng được ghi nhận ở Huế, với doanh thu từ du lịch tăng gần 21% so với năm ngoái. Thành phố chứng kiến số lượng du khách quốc tế cao hơn nhờ nền tảng du lịch kỹ thuật số. Agoda đã công nhận Huế là một trong 3 thành phố hàng đầu châu Á về khách sạn bình dân".
Tuần lễ Festival Nghệ thuật quốc tế Huế 2024 đang diễn ra thu hút nhiều du khách
Việt Nam đã khôi phục 2 đầu tàu hơi nước được sản xuất từ những năm 1960 và các đoàn tàu này sẽ chạy tuyến Đà Nẵng - Huế nhằm đổi mới các hình thức du lịch - thông tin từ trang CNN của Mỹ.
Còn trang Travel and Tour World cũng cho biết du khách đang có xu hướng chuyển sang du lịch bằng tàu hỏa nhiều hơn do vé máy bay tăng cao. Việc du lịch bằng tàu hỏa cũng đem lại cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị, được ngắm nhìn thiên nhiên qua khung cửa.
Ông Thue Quist Thomasen (Giám đốc điều hành Decision Lab) cho rắng: "Việc khách du lịch quay trở lại là điều tích cực nhưng tôi nghĩ đối với du lịch ở Việt Nam, chúng ta cần bắt đầu thực hiện ở một cấp độ hoàn toàn khác. Du lịch Việt nam đang ngày càng trở nên đắt đỏ hơn và chúng ta cần đảm bảo rằng khách du lịch không chỉ đến một lần mà còn quay trở lại".
Về tiềm năng, thị trường du lịch Việt Nam được nhận định sẽ tạo ra doanh thu khoảng 135 tỷ USD vào năm 2033 - theo nghiên cứu gần đây nhất của Future Market Insights. Các công viên quốc gia, di sản và bãi biển là những điểm thu hút chính đối với khách du lịch đến thăm Việt Nam.
Nền kinh tế Việt Nam gần đây đã chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế dịch vụ. Du lịch đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng của nền kinh tế Việt Nam hiện đại.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!