Nhiều người nghĩ rằng chỉ khi bị bệnh tâm thần “hâm hâm dở dở” mới cần khám chuyên khoa tâm thần kinh. Trên thực tế, tình trạng buồn bã hoặc lo lắng quá mức là biểu hiện của các vấn đề tâm thần cần được can thiệp bằng phương pháp điều trị như dùng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý.

Bệnh tâm thần là hình thức tâm lý hoặc hành vi cá biệt, làm mất khả năng cư xử và phát triển bình thường ở người bệnh. Chuyên khoa tâm thần đòi hỏi bác sĩ có kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu về tâm lý, hành vì người bệnh, biết sử dụng phối hợp dược chất. Do vậy, đây là một chuyên khoa rất đặc thù.

1. Danh sách bác sĩ chuyên khoa tâm thần

4. Chi phí khám và khoảng thời gian

5. Thuyết phục người bệnh đi khám

1. Danh sách bác sĩ chuyên khoa tâm thần

Chuyên khoa Tâm thần của Hello Doctor sở hữu những bác sĩ giỏi, nhiều năm chuyên khám và điều trị các bệnh lý tâm thần kinh:

✈Tại thành phố Hồ Chí Minh: 152/6 Thành Thái, Phường 12, Quận 10

1.Bác sĩ Nguyễn Trọng Tuân, Bệnh viện Tâm Thần HCM. Điện thoại: 0886006167

2.Bác sĩ Nguyễn Thi Phú Bệnh Viện Đại Học Y Dược HCM Điện thoại: 0886006167

3. Bác sĩ Lê Duy Trung tâm Pháp Y Tâm thần TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: 0886006167

Địa chỉ 1: Số 5, Ngõ 95, Ngách 4, Hoàng Cầu, Đống Đa Điện thoại: 0886006167

Địa chỉ 2: 131/3 Ngọc Hồi, Hoàng Liệt, Hoàng Mai Điện thoại: 0886006167

1. Bác sĩ Phạm Công Huân - Bệnh viện Bạch Mai

2.Thạc sĩ - Bác sĩ Nguyễn Viết Chung Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội

3. Bác sĩ Lê Thị Phương Thảo - Bệnh viện Bạch Mai

✈Tại thành phố Đà Nẵng: Số 14, Lê Doãn Nhạ, Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu

Hơn 10 bác sĩ bệnh viện tâm thần Đà Nẵng Điện thoại: 0886006167

Để gặp bác sĩ trên bạn có thể liên lạc theo hình thức bên dưới:

☎ Gọi điện tư vấn với Bác sĩ: 19001246

1. Mất ngủ và các rối loạn liên quan giấc ngủ: không ngủ được, ngủ ít, khó vào giấc ngủ, ngủ không sâu, không thẳng giấc, nằm mơ, ngủ nhiều.

2. Trầm cảm và các rối loạn liên quan: khí sắc trầm, buồn, cảm giác chán nản, trống rỗng, mất hứng thú, hay khóc, giảm ngon miệng, mất ngủ hoặc ngủ nhiều, chậm chạp, bứt rứt, mệt mỏi, dễ cáu gắt, giảm tập trung suy nghĩ, thiếu quyết đoán, cảm giác vô dụng, hay tự trách móc, mặc cảm tội lỗi, hay nghĩ đến cái chết, muốn tự sát….

3. Hưng cảm: dễ bực tức, tự đánh giá cao bản thân, ý tưởng tự cao, giảm nhu cầu ngủ, khó ngủ, nói nhiều, đãng trí, tiêu tiền hoang phí, đầu tư thương mại không hợp lý, quan hệ tình dục bừa bãi, kích động……

4. Lo âu và các rối loạn liên quan: lo âu hay bận tâm quá mức về một vài việc trong cuộc sống, dễ bực tức, cáu gắt, mệt mỏi, hay suy nghĩ quá mức hoặc về những việc không cần thiết, khó tập trung, hay quên, rối loạn giấc ngủ…

– Rối loạn hoảng loạn: có các cơn: run tay, hồi hộp đánh trống

– Các ám ảnh sợ, các ám ảnh cưỡng chế, các tình trạng sang ngực, vã mồ hôi, cảm giác hụt hơi hay khó thở, đau hay khó chịu ở ngực, buồn nôn hay khó chịu ở bụng, chóng mặt, xây xẩm muốn xỉu, cảm giác tê hoặc kim châm, lạnh run hay nóng bừng, sợ chết, sợ mất kiểm soát bản thân; chấn tâm lý cấp tính,….

5. Rối loạn triệu chứng cơ thể và các rối loạn liên quan: thường xuyên có 1 số các triệu chứng sau: đau đầu, đau tay chân, đau lưng, đau khớp, đau ngực, đau trực tràng,… ; buồn nôn, đầy hơi, nôn mữa, tiêu chảy; mất hứng thú tình dục, bất thường cương dương hay phóng tinh, ….; rối loạn vận động hay thăng bằng, liệt hay yếu cơ khu trú, khó nuốt hay cảm giác hòn cục trong họng, tê, mất cảm giác, nhìn đôi, co giật, muốn ngất…. đã thăm khám nhiều nơi mà chưa tìm ra nguyên nhân tương ứng, bệnh tái đi tái lại.

6. Các rối loạn liên quan loạn thần: ảo thanh nghe có người nói chuyện với mình, bình phẩm mình, đe dọa mình, ra lệnh cho mình,…; hoang tưởng tự cao, phát minh, bị theo dõi, bị hại, bị nhập,…; nói một mình, trì trệ, chậm chạp, ăn mặc lôi thôi, có hành vi kỳ dị hoặc các cơn xung động đập phá, tấn công người xung quanh, tự gây thương tích cho bản thân hoặc tự sát….

7. Sa sút tâm thần: mất khả năng học thông tin mới và khó khăn trong việc gợi lại trí nhớ (quên), rối loạn ngôn ngữ ( nói vòng vo, lời trống rỗng, vô nghĩa…), thờ ơ, dễ kích động, rối loạn giấc ngủ,…

8. Các rối loạn liên quan 1 chất: Rượu, chất gây nghiện, thuốc gây nghiện,…

9. Các rối loạn tâm lý, hành vi và ứng xử khác

Hồ Chí Minh: 152/6 Thành Thái, P12, Q10, HCM

Hà Nội: Số 5, Ngõ 95, Ngách 4, Hoàng Cầu, Đống Đa

Đà Nẵng: Số 14, Lê Doãn Nhạ, Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu

☎ Gọi tư vấn và đặt khám: 19001246

Bệnh tâm thần là bệnh cần chữa trị lâu dài và phụ thuộc và tình trạng của người bệnh. Trước hết người bệnh cần xác định các yếu tố sau:- Khoảng thời gian mắc bệnh và phương án điều trị trước đây.- Yếu tố gia đình/xã hội hay môi trường sống có khả năng tác động nhiều đến người bệnh không?- Tính cách và lối sống của bản thân người bệnh.Các yếu tố trên quyết định rất nhiều đến chi phí điều trị và thời gian hồi phụcVề mặt y khoa thường chi phí điều trị sẽ phụ thuộc vào chi phí khám, thuốc điều trị và cũng có thể là chi phí nhập viện do tình trạng người bệnh quá nặng.Chi phí điều trị sẽ càng thấp nếu người bệnh gặp bác sĩ càng sớm. Thường các triệu chứng của trầm cảm chỉ thoáng qua hoặc kéo dài vài ngày sau đó tạm lắng xuống, người bệnh dễ bỏ qua, và theo thời gian việc tích tụ càng nhiều, lúc đó chi phí điều trị sẽ tăng cao và việc điều trị sẽ khó khăn hơn.

Một số người bệnh thường không công nhận bệnh của mình vì biểu hiện thực thể không rõ ràng. Bên dưới là một số cách để thuyết phục người bệnh, người thân có thể áp dụng:

- Kiểm tra sức khoẻ tổng quát: Thường kiểm tra sức khoẻ tổng quát được tiến hành 1 năm/lần, nhằm đánh giá tổng thể sức khoẻ của một người. Do vậy, việc thuyết phục người bệnh đi khám sức khoẻ tổng quát sẽ dễ dàng hơn là đi khám bệnh chuyên khoa tâm thần vì yếu tố nhạy cảm của bệnh hoặc hiểu sai lệch về chuyên khoa tâm thần. Hãy kiên trì thuyết phục người bệnh, khi người bệnh hợp tác khả năng cuộc sống của người thân và người bệnh sẽ được cải thiện đáng kể.

- Tranh thủ lúc có bệnh: Nhân một lúc nào đó người bệnh có các dấu hiệu thực thể rõ ràng như: ăn uống khó tiêu, đau dạ dày, đau đầu, đau bụng, đau chân... thì đưa người bệnh đi khám kèm theo khám chuyên khoa tâm thần. Hãy quan sát và quan tâm đến người bệnh để nắm tình hình sớm nhất.- Người nhà đến gặp bác sĩ: Một số người bệnh có thể quá khó hợp tác, người nhà có thể đến gặp bác sĩ trước để được bác sĩ đánh giá qua lời kể của người nhà, đồng thời đưa ra phương án để giúp người bệnh. Hãy tham khảo ý kiến chuyên khoa tâm thần, các chuyên gia làm lâu năm trong nghề sẽ giúp người thân yên tâm và điều trị tốt hơn.- Kết hợp với cơ quan chức năng cưỡng chế:Một số người bệnh có hành vi gây hại đến người khác hoặc bản thân, hãy liên lạc với cơ quan chức năng như: Công An khu vực kết hợp bệnh viện tâm thần gần nhất để được điều trị phù hợp.

Người thân nên áp dụng ưu tiên theo thứ tự sau: kiểm tra sức khoẻ tổng quát kết hợp với tranh thủ lúc có bệnh trong vòng 1 tháng nếu chưa thuyết phục được thì chủ động đến gặp bác sĩ để trình bày và cuối cùng trường hợp bất khả kháng kết hợp với cơ quan chức năng cưỡng chế.Bệnh tâm thần với một số người không xa lạ nhưng với nhiều người lại là bệnh nhạy cảm do vậy hãy nhắm đến mục tiêu khỏi bệnh nâng cao chất lượng cuộc sống.

☎ Gọi tư vấn và đặt khám: 19001246

Chịu tác động của sự kiện đau khổ trong quá khứ hoặc gần đây

Một số sự kiện như bị tấn công hoặc lạm dụng thể chất, bị cưỡng hiếp, tai nạn, thiên tai, bạo lực gia đình… xảy ra trong quá khứ hoặc gần đây, có thể khiến bạn liên tục hồi tưởng, gặp ác mộng, có hành vi tránh né hoặc cảm thấy căng thẳng, đau khổ kéo dài. Nếu bạn không thể thoát khỏi những tác động của sự kiện đó, có thể bạn đang bị rối loạn stress sau sang chấn (PTSD). Tình trạng này có thể dẫn đến một số vấn đề khác như như trầm cảm, rối loạn lo âu, sử dụng rượu và ma túy, rối loạn ăn uống, thậm chí có suy nghĩ và hành động tự sát.

Vì vậy, nếu những tác động của sự kiện sang chấn kéo dài quá một tháng, bạn hãy đến gặp bác sĩ tâm thần kinh để được điều trị.

Căng thẳng thường xuyên có thể là nguyên nhân dẫn đến cáu kỉnh và tức giận. Tuy nhiên, nếu mọi người xung quanh phản ánh rằng bạn đang trở nên dễ dàng tức giận một cách vô lý, thậm chí là có hành vi gây hấn, bạo lực thì có thể bạn đang gặp một vấn đề tâm lý nào đó. Những cơn cáu kỉnh, tức giận bộc phát thường xuyên có thể gây rạn nứt các mối quan hệ với người thân, bạn bè, đồng nghiệp hay đối tác.

Nếu bạn không tìm được nguyên nhân cho những cơn tức giận xảy ra thường xuyên của mình, hãy đến gặp bác sĩ tâm thần kinh để được hỗ trợ.