Bộ Trưởng Bộ Thương Binh Xã Hội Bị Bắt
Ngày 9/5, Công an Hà Nội cho biết Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam ông Bình (51 tuổi, trú quận Cầu Giấy) theo điều 337 Bộ luật Hình sự.
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung tiếp Bộ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản
Sáng ngày 05/5, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã tiếp và làm việc với ông Kato Katsunobu, Bộ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng Kato Katsunobu.
Phát biểu tại buổi tiếp, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bày tỏ sự vui mừng khi được gặp lại ông Kato Katsunobu tại Hà Nội vào đúng thời điểm hai nước Việt Nam - Nhật Bản kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Bộ trưởng cho biết: Sau hơn hai năm bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, quan hệ lao động giữa Việt Nam – Nhật Bản đang từng bước được kết nối lại và có những kết quả tích cực trong thời gian gần đây.
Liên quan đến việc nghiên cứu, sửa đổi quy định tiếp nhận thực tập sinh, lao động nước ngoài tại Nhật Bản, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bày tỏ sự tin tưởng, với tinh thần cầu thị và nhận định rõ xu hướng phát triển lĩnh vực nguồn nhân lực trên thế giới, phía Nhật Bản sẽ sửa đổi các quy định pháp luật liên quan, để tạo dựng môi trường làm việc cho người bản địa cũng như người nước ngoài làm việc tại Nhật Bản ngày càng tiến bộ, công bằng và hợp lý. Trong đó, cần thực sự đảm bảo các quyền của người lao động nước ngoài về thu nhập, bảo hiểm, các chế độ phúc lợi; đảm bảo các quyền chuyển đổi công việc một cách hợp lý, hài hòa lợi ích của cả chủ sử dụng và người lao động.
Đối với Chương trình lao động kỹ năng đặc định, mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, song Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia có số lượng thực tập sinh và người lao động lớn tại Nhật Bản. Điều này là minh chứng rõ nhất cho sự phù hợp của mối quan hệ lao động giữa Việt Nam và Nhật Bản. Và hy vọng trong thời gian tới, hai bên sẽ tích cực chuẩn bị tốt cho các kỳ thi kĩ năng nghề, ngoại ngữ, dành cho thực tập sinh và người lao động đi làm việc theo chương trình này.
Còn Chương trình đưa ứng viên điều dưỡng, hộ lý Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản theo Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (EPA) được triển khai từ năm 2012. Đến nay, hai bên đã hợp tác tổ chức 11 khóa đào tạo các ứng viên tại Việt Nam, đưa được 1.696 ứng viên điều dưỡng, hộ lý Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản. Các ứng viên Việt Nam sau khi sang thực tập và làm việc tại Nhật Bản được các cơ sở tiếp nhận, viện dưỡng lão Nhật Bản đánh giá cao về chuyên môn, khả năng ngoại ngữ, tính cách, ý thức tích cực trong công việc...
“Được biết, hiện nay Nhật Bản đang rất thiếu lao động làm việc trong môi trường điều dưỡng và hộ lý. Tuy nhiên số lượng ứng viên đăng ký tham gia chương trình liên quan đến nhóm ngành này chưa được cao, do đây là ngành đặc thù mà đòi hỏi người lao động cần có chuyên môn tốt. Do đó, đề nghị phía Nhật Bản cần có các cơ chế đãi ngộ hợp lý, tương xứng hơn để thu hút được nhiều ứng viên Việt Nam tham gia chương trình này” – Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trao đổi.
Về phía Nhật Bản, ông Kato Katsunobu - Bộ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản gửi lời cảm ơn tới Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã dành thời gian tiếp đón đoàn.
Ông Kato Katsunobu cho biết: Hiện nay, Nhật Bản đang triển khai việc nghiên cứu sửa đổi quy định pháp luật hiện hành liên quan đến Chương trình tiếp nhận thực tập sinh, lao động nước ngoài sang Nhật Bản thực tập và làm việc (chương trình khung). Trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi quy định này, hội đồng chuyên gia Nhật Bản đặc biệt chú ý tới mục tiêu chuyển giao kỹ thuật, đảm bảo đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, không chỉ đóng góp nhân lực cho Nhật Bản mà còn cho cả quốc tế.
Đối với vấn đề thay đổi chương trình thực tập sinh kỹ năng và lao động kỹ năng đặc định Bộ trưởng Kato Katsunobu chia sẻ, Nhật Bản đang hướng tới xây dựng một hệ thống mới để “bảo vệ và phát triển” nguồn nhân lực.
“Đây được coi là bước ngoặt mới của Nhật Bản trong việc tiếp nhận lao động nước ngoài. Sắp tới, chúng tôi sẽ hoàn thiện báo cáo cuối cùng trình Chính phủ Nhật Bản về những thay đổi của chương trình thực tập kỹ năng này’’ - Bộ trưởng Kato Katsunobu nhấn mạnh.
Cuối buổi tiếp, hai Bộ trưởng đã đồng ý với việc phía Bộ LĐTBXH Việt Nam và Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi xã hội Nhật Bản sẽ thường xuyên trao đổi, chia sẻ các kinh nghiệm trong quá trình hợp tác giữa các bên để cùng nhau giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực thời gian tới đây./.
Cụ thể, tại Quyết định số 413/QĐ-TTg ngày 14/5/2024, Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhiệm kỳ 2016-2021 do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Bộ Chính trị đã thi hành kỷ luật đảng; thời gian thi hành kỷ luật tính từ ngày công bố Quyết định số 1198-QĐNS/TW ngày 23/4/2024 của Bộ Chính trị.
Tại Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 14/5/2024, Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo đối với bà Phạm Thị Hải Chuyền, nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhiệm kỳ 2011-2016 do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Bộ Chính trị đã thi hành kỷ luật đảng; thời gian thi hành kỷ luật tính từ ngày công bố Quyết định số 1199-QĐNS/TW ngày 23/4/2024 của Bộ Chính trị.
Các Quyết định trên có hiệu lực thi hành từ ngày 14/5/2024.
* Trước đó, ngày 19/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội các nhiệm kỳ 2011-2016, 2016-2021.
Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy đối với vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cá nhân có liên quan, Ban cán sự đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhiệm kỳ 2011 - 2016 vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, để Bộ và một số tập thể, cá nhân thuộc Bộ có nhiều vi phạm, khuyết điểm trong tổ chức mua, chuyển giao các bộ chương trình, đào tạo giáo viên dạy nghề.
Trong tham mưu ban hành, sửa đổi, tổ chức thực hiện Đề án chuyển giao các bộ chương trình; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; đào tạo thí điểm các nghề trọng điểm (Đề án 371), Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao (Đề án 761); làm trái quy định pháp luật trong tổ chức thực hiện đặt hàng, tạo điều kiện cho Công ty cổ phần Tiến Bộ quốc tế (AIC) tham gia vào các gói thầu có giá trị lớn để thu lợi bất chính. Vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhiệm kỳ 2011 - 2016 mang tính hệ thống, kéo dài trong nhiều năm, là nguyên nhân dẫn đến các vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện nhiều gói thầu đặt hàng từ năm 2011 đến năm 2021, nguy cơ thất thoát, lãng phí rất lớn về thời gian, nguồn nhân lực và ngân sách nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục, dư luận bức xúc, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Ban cán sự đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhiệm kỳ 2016 - 2021 vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, không phát hiện được việc Bộ và một số tập thể, cá nhân thuộc Bộ tiếp tục có nhiều vi phạm, khuyết điểm trong tham mưu sửa đổi, bổ sung, tổ chức thực hiện Đề án 371, Đề án 761.
Trong tổ chức thực hiện các gói thầu do AIC và các doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái AIC thực hiện. Vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhiệm kỳ 2016 - 2021 mang tính hệ thống, diễn ra trong thời gian dài, gây nguy cơ thất thoát, lãng phí rất lớn về thời gian, nguồn nhân lực và ngân sách nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục, dư luận bức xúc, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Ông Đào Ngọc Dung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, Quy chế làm việc; buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, để Bộ và một số tập thể, cá nhân thuộc Bộ có nhiều vi phạm, khuyết điểm, nguy cơ thất thoát, lãng phí rất lớn ngân sách nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục, dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Bà Phạm Thị Hải Chuyền khi giữ cương vị Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, Quy chế làm việc; buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, để Bộ và một số tập thể, cá nhân thuộc Bộ có nhiều vi phạm, khuyết điểm; làm trái quy định pháp luật trong tổ chức thực hiện đặt hàng, tạo điều kiện cho Công ty AIC tham gia các gói thầu, nguy cơ thất thoát, lãng phí rất lớn ngân sách nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục, dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm của tổ chức đảng và các cá nhân nêu trên; theo Quy định của Đảng về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật khiển trách ông Đào Ngọc Dung; cảnh cáo bà Phạm Thị Hải Chuyền.