Lạc lõng, phân vân, mù mờ, ấy là những tính từ dùng để miêu tả bạn ở hiện tại khi nhắc đến việc học Tiếng Anh. Bạn MUỐN học Tiếng Anh, nhưng đâu thể cứ vớ đại một quyển sách rồi đọc theo mà giỏi được?

IV. NHỮNG KHÓ KHĂN KHI CHUYỂN TỪ HỌC TIẾNG ANH SANG HỌC TIẾNG PHÁP

Khi chuyển sang học một ngôn ngữ mới, chúng ta thường có phản xạ so sánh ngôn ngữ đó với ngôn ngữ chúng ta đã học qua và thấy ngôn ngữ mới thật phức tạp. Điều này càng rõ ràng khi so sánh giữa tiếng Anh và tiếng Pháp.

Trong suy nghĩ của mọi người, tiếng Pháp là một ngôn ngữ lãng mạn, nhẹ nhàng và du dương và đều mong muốn học một vài từ, ví dụ như bonjour, je t’aime đều khá quen thuộc. Điều này xuất phát từ cách phát âm và cách đặt trọng âm của người Pháp, họ luôn có cách nói nhẹ nhàng, các âm đều khá tròn và trọng âm lên xuống trong câu.

Tuy nhiên, khi học sâu hơn, người học sẽ thấy cách phát âm và ngữ pháp tiếng Pháp khá phức tạp. Về phát âm, người học tiếng Anh sẽ khá bất ngờ vì để phát âm trong tiếng Pháp ngoài bảng chữ cái, chúng ta cần học thêm các bộ âm ghép từ các nguyên âm, cách đọc các phụ âm và đặc biệt là âm mũi.

Như đã đề cập bên trên, ngữ pháp trong tiếng Pháp từ cách chia động từ, cách sử dụng cấu trúc động từ hay hệ thống tính từ, đại từ hay cách đặt câu trong tiếng Pháp khá phức tạp. Để thành thạo ngữ pháp tiếng Pháp, người học cần luyện tập rất nhiều để nhớ và sử dụng được trong quá trình viết và giao tiếp.

Từ sự khác biệt trong cách phát âm và ngữ pháp, việc thành thạo kỹ năng viết và nói trong tiếng Pháp cần sự kiên trì và nỗ lực lớn hơn tiếng Anh.

I. TIẾNG PHÁP HAY TIẾNG ANH KHÓ HƠN ?

Nhiều bạn học sinh đặt ra câu hỏi: tiếng Anh hay tiếng Pháp khó hơn ? Hay có nên học song song hai ngôn ngữ này hay không ?

Về mặt khách quan, mỗi ngôn ngữ đều có một đặc trưng riêng, mức độ dễ hoặc khó đôi khi còn phụ thuộc vào khả năng ngôn ngữ và cách tiếp thu của từng bạn. Nhưng nhìn chung, theo nghiên cứu, tiếng Pháp thuộc nhóm ngoại ngữ khó, về cả phát âm và ngữ pháp đều phức tạp hơn tiếng Anh. Vậy nên, việc viết và giao tiếp cũng khó khăn hơn.

Dù vậy, việc học song song hai ngôn ngữ này là có thể vì tiếng Pháp và tiếng Anh có khá nhiều điểm tương đồng. Nếu bạn là người giỏi tiếng Anh thì việc học tiếng Pháp có thể sẽ dễ dàng hơn nữa.

II. SO SÁNH TIẾNG PHÁP VÀ TIẾNG ANH

Đầu tiên, tiếng Anh và tiếng Pháp là hai trong năm ngôn ngữ có số lượng người sử dụng nhiều nhất trên thế giới.

Tiếng Anh là ngôn ngữ quyền lực nhất trên thế giới trên tất cả các lĩnh vực là điều ai trong chúng ta cũng biết. Nhưng đối với nhiều người, tiếng Pháp vẫn còn khá xa lạ và thậm chí còn cho rằng học tiếng Pháp sẽ không đem lại nhiều cơ hội việc làm và phát triển. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ thì chúng ta sẽ thấy điều trái ngược. Hiện nay, có đến khoảng hơn 300 triệu người sử dụng tiếng Pháp, thị trường việc làm rộng lớn trải trên nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng, kinh tế…

Tiếp đến, về nguồn gốc, hai ngôn ngữ này có một điểm chung là cùng thuộc ngữ hệ Ấn-Âu tuy nhiên có gốc gác khác nhau. Tuy nhiên, qua hàng nghìn năm lịch sử, tiếng Anh chịu ảnh hưởng khá lớn thì phương ngữ cổ tiếng Pháp, có khoảng 30% từ vựng tiếng Anh có nguồn gốc từ tiếng Pháp, chỉ khác về cách đọc.

Theo trải nghiệm của người học, ngữ pháp tiếng Pháp có phần phức tạp hơn ngữ Pháp tiếng Anh. Ví dụ dễ thấy nhất là tiếng Pháp chia giống đực và giống cái, hệ thống đại từ cũng phức tạp hơn.

III. NHỮNG KHÓ KHĂN GẶP PHẢI KHI HỌC SONG SONG ANH-PHÁP

Việc nhầm lẫn giữa hai ngôn ngữ trong quá trình học song song hai ngôn ngữ là không thể tránh khỏi. Đừng nản lòng, chúng ta cần thời gian để thích nghi và làm quen với ngôn ngữ mới.

Chính vì có một bộ phận từ trong tiếng Anh và tiếng Pháp giống nhau về hình thái nên có nhiều bạn học sinh thường nhầm lẫn cách phát âm. Để khắc phục được điều này, người học cần nắm chắc bảng chữ cái, các bộ âm và một số trường hợp phát âm đặc biệt trong tiếng Pháp để dễ dàng phân biệt với tiếng Anh. Tiếp đến là luyện đọc nhiều hơn để tạo phản xạ.

Sự khác biệt về một số hiện tượng ngữ pháp giữa hai ngôn ngữ cũng khiến học sinh bối rối. Ngoài giống của danh từ hay hệ thống đại từ nói như trên, người học cũng hay nhầm lẫn cách dùng cấu trúc động từ, áp dụng quy tắc của tiếng Anh sang tiếng Pháp. Cách làm này có thể đúng nhưng phần trăm cao sẽ cho kết quả sai.

Nhưng đừng vì vậy mà bỏ qua ngôn ngữ lãng mạn và thú vị này bởi chúng ta chỉ thật sự biết bản chất của ngôn ngữ khi bắt đầu học.

Giai đoạn 1: Dành cho các bạn mới bắt đầu – A1, A2

Đạt trình độ A2, có thể nói những chuyện và đặt câu đơn giản như: chào hỏi, giới thiệu bản thân, hỏi đáp về thời gian, thời tiết,…

Khi mới bắt đầu, hãy ưu tiên học TỪ VỰNG trước.

Suy cho cùng thì nếu không có ngữ pháp, bạn sẽ nói chuyện giống đứa trẻ 3 tuổi: “mama”, “hungry”, “water”,…, mọi người vẫn hoàn toàn có thể hiểu được bạn muốn gì, và có thể đáp lại. Nhưng ngược lại, nếu thiếu từ vựng mà có ngữ pháp thì bạn còn chẳng thể nói được lời nào luôn.

Vậy nên hãy bắt đầu với từ vựng qua những chủ đề đơn giản và cần thiết nhất trước:

Đi kèm với từ vựng là phát âm, hãy học phát âm chuẩn Tây ngay từ bước đầu tiên:

Sau khi đã có sơ sơ từ vựng và cách phát âm đúng chuẩn, hãy tiếp tục với một số ngữ pháp đơn giản!

Giới thiệu các thành phần cơ bản trong câu:

Một câu cơ bản sẽ cần Chủ ngữ (S), Động từ (V).

Ngoài ra, câu còn có thể có thêm Tân ngữ (O), Bổ ngữ (C) và Trạng ngữ (A).

Giới thiệu các loại từ trong Tiếng Anh:

Những phần cơ bản này đều được Step Up giới thiệu trong sách Hack Não Ngữ Pháp, bạn nhớ đón xem nha!

Kiểm tra lại mình học được những gì rồi nào:

Ngữ pháp về thành phần trong câu: ✔️

Ô kê, chuyển sang cách tạo thành câu.

Các loại câu đơn giản trong Tiếng Anh:

Để một câu đúng ngữ pháp thì lại cần nhắc đến các thì trong Tiếng Anh, vậy chúng ta cùng làm quen với 5 thì cơ bản và THÔNG DỤNG nhất trước:

Vậy là xong, khi bạn học xong những bài này, bạn đã đạt trình độ A2, chuẩn bị không còn sợ sệt Tiếng Anh nữa rồi!

Các tài nguyên hỗ trợ học Tiếng Anh

Ngoài các bài viết chia sẻ kiến thức trên, Step Up cũng đã chuẩn bị rất nhiều các bài viết chia sẻ các tài nguyên miễn phí nữa. Bạn tham khảo các tài nguyên qua các bài viết này nhé:

Các tài nguyên giúp luyện thi TOEIC

Các tài nguyên luyện nghe Tiếng Anh

Các tài nguyên luyện nói Tiếng Anh

Các tài nguyên vui học Tiếng Anh

Trên đây là lộ trình học Tiếng Anh đầy đủ và chi tiết nhất cho tất cả các bậc học. Dù ở cấp bậc, trình độ hay giai đoạn nào, hãy luôn xác định cho mình 1 lộ trình cụ thể và rõ ràng để có thể chinh phục đỉnh cao Tiếng Anh một cách nhanh chóng nhất! Hãy để Step Up là hoa tiêu cho hành trình học Tiếng Anh đầy thú vị của bạn nhé!

Step Up chúc bạn học tốt, và luôn nhớ rằng:

“Mỗi khi nản chí, hãy nhớ lý do bạn bắt đầu.”

Nhìn bà con kể chuyện học nước ngoài, chụp ảnh lung linh, lãng mạn, thấy cũng... thích được du học. Nhưng thích thì chưa đủ, phải thật sự khát khao và ép bản thân nỗ lực để đạt mục tiêu đó cho bằng được. Hành trình săn tìm học bổng, xin được chỗ học ở trường tốt, chuẩn bị các kỹ năng sống xa nhà không êm ái như lụa nhé! Tôi gặp vô số lời chia sẻ thích được du học nhưng tôi chẳng thấy các bạn làm gì cả. Tôi từng hy sinh ba năm đứng ngoài các cuộc chạy đua kiếm tiền (chỉ kiếm vừa đủ xài hơn mức thời sinh viên) để học Anh văn, thi lấy học bổng, xin trường học. Kiên trì giải 20 cuốn đề thi Ielts + tất cả đề lấy được trên mạng hay người khác cho, đóng cửa, tắt điện thoại mỗi ngày ba tiếng để làm hết một đề thi Ielts trong sáu tháng buộc phải thi. Tất cả chỉ để có được một năm học thạc sĩ ở Anh trước đây. Các bạn khác của tôi cũng thế. Quyết tâm du học thì cũng phải quyết tâm buông bỏ nhiều thứ hiện tại: Cơ hội kiếm tiền, tiến thân, chơi bời.

Du học, không chỉ là ước mơ, "tôi ước được đi du học", là được.

Không phải tôi xui là các bạn tự thấy mình... dở quá thì ở nhà, mà đánh giá năng lực của bạn để biết lộ trình cần đi và lường trước khó khăn để vượt qua. Nhiều bạn nhắn tin với tôi hỏi: Em 30 tuổi, tiếng Anh bập bõm, gia đình không có dư dả gì hết, đang làm công ty tư nhân. Hồi xưa em học ĐH làng nhàng nhưng bây giờ em cũng muốn xin học bổng du học! Được chứ, vậy quay lại yêu cầu số 1. Bạn bất lợi nhiều về hồ sơ học tập/học thuật thì phải xem QUYẾT TÂM của bạn cỡ nào. Bạn cũng phải lường trước là con đường đi của bạn chông gai hơn và có thể dù bạn rất nỗ lực nhưng vẫn không có được tất cả kết quả như ý. Vì thế, xác định năng lực và quyết tâm để ĐIỀU CHỈNH MỤC TIÊU cho phù hợp. Điều kỳ diệu cũng có xảy ra nhưng ít nên đừng chỉ có MƠ mà chả có cái căn cứ nào để mơ thành thực!

Ví dụ: Thay vì quyết đi bằng được các nước nói tiếng Anh danh tiếng, bạn có thể chuyển sang học ngôn ngữ khác để xin học bổng ở các nước ít cạnh tranh hơn như Pháp, Đức, Bỉ, Nhật, Hàn, Nga, Đài Loan, Trung Quốc... Thông thường học bổng các nước này sẽ cho các bạn một năm học tiếng. Không có học bổng toàn phần thì cũng có thể xin được giảm học phí, miễn học phí, chỉ cần lo tiền sinh hoạt. Chịu khó để dành từ bây giờ, cộng sang nước ngoài đi làm thêm chút ít, khéo co thì hai năm thạc sĩ không quá khó. Tiến sĩ thì cân nhắc thêm.

Thậm chí thấy cả năng lực lẫn quyết tâm đều ở mức vừa phải thì xin học bổng Malaysia, Thái Lan, không có học bổng thì du học hai nước này cũng là một lựa chọn. Nhiều trường ĐH ở hai nước này rất tốt và cũng không dễ vô. Lựa trường bậc trung thì trải nghiệm đó cũng rất đáng giá. Đừng có sợ thiên hạ xì xào: Du học gì mà chỉ qua tới Mã Lai, Thái Lan!

3. Rèn luyện NGOẠI NGỮ của nước dự định đi học.

Đã nói ở trên, nhắm tiếng Anh học mãi không được nhưng học qua tiếng Hoa, tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Pháp, Đức lại thấy vô thì đi học. Các nước này yêu cầu đầu vào ngôn ngữ của họ không quá cao vì họ sẽ cho bạn học thêm, qua tới nơi, lăn xả vào môi trường học tập lẫn cuộc sống là tiếng lên vù vù. Còn quyết tiếng Anh thì phải cố. Đừng chạy hai, ba trung tâm hay thầy cô mà vừa mệt vừa tốn tiền. Học một chỗ, còn lại PHẢI TỰ HỌC.

Đi học trường lớp, có thầy có bạn để vừa học vừa có người trợ giúp, kiểm tra, chỉ dẫn mình còn yếu chỗ nào. Tự học mới là thứ ảnh hưởng quyết định đến khả năng sử dụng ngoại ngữ của bạn.  Nguồn tài liệu bây giờ là vô biên, rất tiện cho tự học.

Khi ngôn ngữ bạn tốt, có chứng chỉ Ielts cỡ 6.0 trở lên thì cơ hội du học bắt đầu mở ra. Tương tự các ngôn ngữ khác. Phải có cái chứng chỉ ngoại ngữ gì lận lưng thì mới tự tin sang nước khác học và sống được chứ!

Google "học bổng ĐH/ thạc sĩ/ tiến sĩ", mò vô đọc từng cái, "các nước miễn học phí du học sinh", "học bổng Úc/Mỹ/Anh/Canada...", ngó được cái nào tiềm năng thì in ra. Tổng hợp lại một bản thông tin: Tên học bổng, quốc gia, quyền lợi học bổng, yêu cầu, thời hạn nộp, hồ sơ cần. Chuẩn bị hết các hồ sơ rồi canh thời gian "rải". Đừng bỏ lỡ mà đợi cả năm thậm chí mất cơ hội. Ví dụ: Năm 2017, Phần Lan bắt đầu thu học phí sinh viên quốc tế nhưng sẽ tặng nhiều học bổng. Vậy thì càng cần nhanh chóng mà chớp cơ hội.

Các trường đa số có học bổng (tạm gọi thế) giảm 30%-40%-50% học phí. Nếu nhắm gia đình lo được phần còn lại thì đi! Xem như "vay nợ" cha mẹ, ghi số nợ cho cẩn thận đặng sau còn trả cả "gốc" lẫn "lãi", đi học cho tử tế, chi tiêu tiết kiệm!

Và khi đó, ước mơ du học đã trong tầm tay của bạn rồi còn gì. Giờ chỉ nhanh chân lên và chạy thôi…

(Việt Pháp Á Âu) – Trong thời đại toàn cầu hóa, ngôn ngữ trở thành một công cụ hữu hiệu để kết nối và phát triển mọi mặt đời sống. Vậy nên, thành thạo một đến hai hay nhiều ngôn ngữ trở thành một thế mạnh lớn. Hiện này có rất nhiều bạn chọn học song song tiếng Anh và tiếng Pháp hoặc chuyển hẳn từ học tiếng Anh sang học tiếng Pháp bởi hai ngôn ngữ này có sự tương đồng lớn và đó là hai trong 5 ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Tuy nhiên, việc thích nghi một ngôn ngữ mới chưa bao giờ dễ dàng. Hãy cùng Việt Pháp Á Âu tìm ra hướng đi phù hợp nhé.